TextBody
Huy chương 2

Giải pháp công trình giảm thiểu ngập lụt khu vực nội thành thành phố Nha Trang

26/10/2015

Thành phố Nha Trang là một điểm đến du lịch hàng đầu của cả nước. Tuy nhiên trong thời gian qua, tình trạng ngập lụt khá thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng không nhỏ không chỉ đến cuộc sống người dân mà còn tác động mạnh đến ngành công nghiệp không khói này. Đặc biệt là sau trận mưa lũ cuối năm 2010 với thiệt hại nặng nề thì những giải pháp đúng đắn cho việc giảm thiểu ngập lụt càng hết sức nhất thiết và cần triển khai nhanh chóng.

Bài báo sẽ trình bày một số giải pháp hữu hiệu chống ngập lụt cho Tp Nha Trang với đặc trưng là một đô thị ven biển có lượng mưa gần 1800 mm/năm, có sông lớn đi qua cũng như bị tác động một phần nhỏ bởi triều. Các giải pháp được đưa ra sẽ giúp cho các cơ quan ban ngành có liên quan trong công tác quản lý, quy hoạch đô thị phòng chống ngập lụt.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thành phố Nha Trang nằm lọt giữa những dãy núi và là vùng hạ lưu của sông Cái có lưu vực rộng lớn. Bên cạnh những ưu điểm về khí hậu, cảnh quan,... thì cũng có nguy cơ tiềm ẩn khi nước mưa, lũ từ thượng nguồn đổ về, mực nước sông dâng cao dễ gây ngập úng trong thành phố.

Khu vực nội thành thành phố chia làm 3 phần:

- Khu vực phía Bắc có địa hình đồi núi, dân cư trải dài từ chân núi ra đến mép biển và men theo sông Cái có cao độ thay đổi từ 373 m đến 0,5m. Các khu dân cư nằm men theo các chân núi Hòn Khô, Hòn Sạn, Hòn Chồng, có địa hình dốc nên nước thường tập trung ở khu vực trũng, thấp gây ngập thời gian dài sau mưa.

- Khu vực trung tâm là vùng đồng bằng duyên hải, cao độ thay đổi không nhiều, trung bình khoảng 5,5m, nằm men theo đường vòng cung ôm lấy Vịnh Nha Trang.

- Khu vực phía Nam có cao độ giảm dần từ Bắc xuống Nam rồi tăng mạnh đến khu vực núi Chụt. Cao độ thay đổi từ 2 đến 130m.

Nguyên nhân gây ngập Tp. Nha Trang có thể nói là rất phức tạp, do mưa, bão, lũ, triều và cả con người. Chính vì vậy tìm kiếm những giải pháp giải quyết triệt để ngập lụt cho thành phố là một thách thức lớn, được UBND tỉnh Khánh Hòa rất quan tâm. Trong những năm qua, các cấp, các ngành của địa phương đã phối hợp, chủ động đối phó với các tình huống, giảm thiểu tối đa thiệt hại do mưa, lũ xảy ra trên địa bàn tỉnh. Đối với thành phố Nha Trang nói riêng, những năm vừa qua đã đầu tư rất nhiều công trình nhằm giải quyết tình trạng ngập lụt trong nội đô để ổn định dân sinh tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong năm 2010 sau trận mưa lớn kéo dài 2 ngày đã gây ngập lụt nghiêm trọng cho thành phố: 37 căn nhà sập, giao thông trên quốc lộ 1A bị tắc nghẽn nhiều đoạn, các cửa ngõ vào thành phố Nha Trang gần như bị chia cắt do ngập sâu trong nước, tại khu vực Đồng Muối thuộc phường Phước Hải và Vĩnh Xuân xã Vĩnh Thái, mức nước ngập tới 2 -2,5m và chảy rất xiết. Ước tính thiệt hại toàn Tỉnh năm 2010 lên tới hơn 400 tỷ đồng, chiếm khoảng 7% ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, đây là một con số không nhỏ. Qua đó có thể thấy rằng giải quyết bài toán ngập lụt đô thị không hề dễ dàng, bên cạnh một số giải pháp cơ bản như tăng kích thước cống thoát nước, nâng nền thì cần có một số giải pháp tổng thể, lâu dài. Trước thực tế đó, bài báo đề xuất một số giảm pháp công trình hữu hiệu có thể được triển khai tại Tp. Nha Trang để giảm thiểu ngập lụt.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN:

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra, khảo sát, kế thừa, phân tích tài liệu:

- Điều tra, khảo sát hiện trạng hệ thống tiêu thoát nước Tp. Nha Trang.

- Đo đạc, thu thập chuỗi số liệu khí tượng thủy văn TP. Nha Trang.

- Điều tra xã hội học, vết lũ.

- Kế thừa các đề tài, dự án trước kia có liên quan đến mục tiêu đề tài.[1][2][3]

Phương pháp mô hình toán: Lập các mô hình toán mô phỏng/dự báo diễn biến ngập lụt trong tất cả các trạng thái thời tiết ứng với các giải pháp khác nhau trên phạm vi toàn vùng nghiên cứu (VNC) và lân cận liên tục thời gian dài với các số liệu đầu vào khác nhau.

Sử dụng công nghệ GIS: GIS phát triển trên cơ sở kế thừa của ngành Bản đồ học (Catorgraphy), công cụ tính toán tự động tin học (informatic). Kết quả tính toán ứng với các giải pháp khác nhau từ nghiên cứu này sẽ được phân tích dữ liệu không gian và quản trị dữ liệu trên nền tảng công nghệ GIS. Điều này sẽ giúp cho kết quả được trình bày rõ ràng, khoa học và dễ hiểu cho người theo dõi. [3]

2.2. Cách tiếp cận

(i) Tiếp cận kế thừa có chọn lọc tri thức, kinh nghiệm và cơ sở dữ liệu, phát triển các kết quả nghiên cứu đã có và tiếp thu công nghệ liên quan đến đề tài.

(ii)  Tiếp cận tích hợp các khoa học công nghệ.

(iii) Tiếp cận hệ thống, toàn diện và tổng hợp.

(iv) Tiếp cận thực tiễn.

(v)  Tiếp cận hệ kinh tế – sinh thái – môi trường – phát triển bền vững.

III. THỰC TRẠNG NGẬP LỤT Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG

IV. NGUYÊN NHÂN NGẬP LỤT THÀNH PHỐ NHA TRANG

- Địa hình

- Mưa

- Lũ sông Cái

- Hệ thống thoát nước:

Tổ chức, quản lý vận hành

V.  CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NGẬP LỤT

5.1. PHÂN VÙNG TIÊU NƯỚC CHO TP. NHA TRANG

5.2. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ CHỐNG LŨ TỪ THƯỢNG LƯU SÔNG CÁI VÀ CÁC PHỤ LƯU

5.2.1. Biện pháp công trình

5.2.2.  Kết quả tính toán giải pháp 1

5.2.3. Kết quả tính toán giải pháp 2

5.3. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỒ ĐIỀU HÒA NHẰM GIẢM THIỂU NGẬP LỤT

5.3.1. Đề xuất vị trí xây dựng hồ điều hòa

5.3.2. Tính toán khả năng tiêu thoát nước của hồ điều hòa

5.4. ỨNG DỤNG KỸ  THUẬT  THU  TRỮ NƯỚC MƯA ĐỂ  GIẢM  THIỂU NGẬP LỤT CHO TP. NHA TRANG

5.4.1. Cải thiện khả năng thấm bề mặt

5.4.2. Chống ngập bằng các biện pháp chứa nước tạm thời

VI. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS. Nguyễn Hữu Nhân, 2001. Đề tài “Xây dựng bản đồ ngập lụt tỉ lệ 1:10.000 hạ lưu sông Cái Nha Trang”.

[2]. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Khánh Hoà, 2011. Dự án “Lập bản đồ ngập lụt khu vực sông Dinh Ninh Hòa và sông Cái Nha Trang”

[3]. ThS. Phan Mạnh Hùng, 2011. Luận văn thạc sĩ “Các đặc tính của rủi ro ngập lụt các đô thị ven biển”.

[4]. PGS. TS Tăng Đức Thắng, 2011. Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp chống ngập Tp. Hồ Chí Minh“

[5]. Ngân hàng Thế giới WB, 2012. Cẩm nang “Thành phố và ngập lụt: Hướng dẫn về Quản lý rủi ro ngập lụt đô thị tổng hợp cho thế kỷ 21”.

[6]. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2013. Chuyên đề “Nguyên nhân ngập úng Tp.Nha Trang”.


Chi tiết bài báo xem tại đây: Giải pháp công trình giảm thiểu ngập lụt khu vực nội thành thành phố Nha Trang

Tác giả: ThS. Phan Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Hữu Nhân, ThS. Đỗ Thị Hồng Thư 
Viện Kỹ thuật Biển

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI  

Ý kiến góp ý: