Giải pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý môi trường chăn nuôi
08/08/2016 Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đã có nhiều công trình nghiên cứu về công nghệ xử lý chất thải, sử dụng chất thải trong nông nghiệp, giải pháp qui hoạch các khu chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp còn rất hạn chế, tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vẫn chưa được cải thiện nhiều mà nguyên nhân do nhận thức và sự tham gia của cộng đồng còn hạn chế. Người dân chưa nhận biết đầy đủ về tác hại của ô nhiễm môi trường và trách nhiệm trong quản lý môi trường trong chăn nuôi. Nhằm cung cấp thêm giải pháp xử lý vấn đề trên, bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý môi trường trong chăn nuôi gia súc, gia cầm” do Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường thực hiện trong năm 2010-2012. 1. MỞ ĐẦU Ngành chăn nuôi nước ta đang phát triển nhanh chóng, đứng thứ 2 thế giới về số lượng vịt, thứ 4 về heo (lợn), thứ 6 về số lượng trâu và thứ 13 về số lượng gà đã góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống cho phần lớn người dân nông thôn. Song mặt trái khi phát triển chăn nuôi là vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra. Để giải quyết tình trạng này, ngoài các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại thì sự tham của cộng đồng đóng vai trò quan trọng. Nghề chăn nuôi ở nước ta phổ biến là nhỏ lẻ, qui mô hộ gia đình, phân tán trong khu dân cư nên vai trò của cộng đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường. Người dân cần phải hiểu biết về những tác hại của ô nhiễm môi trường do chăn nuôi đến sản xuất và sức khỏe của chính họ, đồng thời nhận thức được quyền và trách nhiệm của mình đối với công tác bảo vệ môi trường để có thể thay đổi hành vi và thói quen lạc hậu trong chăn nuôi. Trong khi giải pháp khắc phục tổng thể là quy hoạch lại ngành gặp nhiều lực cản thì vấn đề cấp thiết hiện nay là tăng cường giải pháp kỹ thuật thân thiện với môi trường và quan trọng là có biện pháp huy động được sự tham gia của cộng đồng mới có thể giải quyết các vấn đề triệt để và tiết kiệm chi phí cho Nhà nước 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số khái niệm cơ bản 3.2. Hiện trạng sự tham gia của cộng đồng trong quản lý môi trường trong chăn nuôi 3.3. Đánh giá chung sự tham gia của cộng đồng trong quản lý môi trường chăn nuôi 3.4. Những nguyên nhân hạn chế sự tham gia của cộng đồng trong quản lý môi trường chăn nuôi 3.5. Các giải pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý môi trường trong chăn nuôi IV. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài ”Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý môi trường trong chăn nuôi gia súc, gia cầm”, 2010-2012 [2]. Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Quốc Chính, Nguyễn Thị Hà Châu, Lê Văn Cư, Thực trạng và các giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi hộ gia đình và trang trại nhỏ ở một số tỉnh Miền Bắc, Tạp chí Khoa học và Công nghệ thủy lợi, 9/2013 [3]. Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Quốc Chính, Nguyễn Thị Hà Châu, Lê Văn Cư, Nghiên cứu xử lý ô nhiễm môi trường trong trang trại chăn nuôi lợn tại xã Minh Đức, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 9/2013 [4]. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng. GuyBessette, Ts.Lê Văn An dịch. NXB Thuận Hòa, Huế, 2006. [5]. Tính cộng đồng và xung đột môi trường tại khu vực làng nghề ở đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và xu hướng biến đổi. Đặng Đình Long, công trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan (VNRP), NXBNN, Hà Nội, 2005. Xem bài báo tại đây: Giải pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý môi trường chăn nuôi Tác giả: PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương, ThS. Vũ Quốc Chính TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
ThS. Nguyễn Thị Hà Châu, CN. Lê Văn Cư
Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
Ý kiến góp ý: