Giải pháp kết cấu cho công trình dạng mỏ hàn bố trí tại các đoạn sông cong
11/04/2016 Trên hầu hết các dòng sông ở nước ta đều xây dựng công trình chỉnh trị sông. Do có hiệu quả nhanh nên loại công trình mỏ hàn (MH) đang ngày càng được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế công trình MH xây dựng trên các triền sông vùng đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) hầu hết những MH xuất hiện xói bất thường đều ở các khúc sông cong. Nội dung bài báo đề xuất giải pháp kết cấu cho công trình MH bố trí trên đoạn sông cong, nhằm phát huy hiệu quả của công trình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mỏ hàn là loại công trình được sử dụng rộng rãi nhất trong chỉnh trị sông. Mỏ hàn (MH) có tính năng thu hẹp lòng sông, điều chỉnh dòng chảy, bảo vệ bờ. Hệ thống công trình mỏ hàn được ứng dụng trên các sông Việt Nam khá sớm. Thời Pháp thuộc, 3 mỏ hàn đã được xây dựng trên sông Hồng khu vực Hà Nội, thời kỳ trước 1975, tại Nam Trung Bộ cũng đã xây dựng một số mỏ hàn, như trên sông Dinh ở Phan Rang. Nhưng công trình dạng mỏ hàn được xây dựng nhiều nhất trên các sông ĐBBB, đặc biệt là trên hệ thống sông Hồng. Bắt đầu là cụm MH trên vùng ngã Ba Việt Trì trong những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20, đến nay vẫn liên tục phát triển. Thực tế cho thấy, nếu được bố trí hợp lý MH sẽ có tác dụng dẫn hướng dòng chảy, xói sâu lòng sông và bồi lắng khu vực giữa các MH. Ngược lại, vì đây là loại công trình rất nhạy cảm với dòng chảy nếu bố trí thiếu quy hoạch tổng thể, bố trí không tuân theo quy luật dòng chảy thì không thể đạt được những tác dụng cần thiết, thậm chí còn có thể gây ra sự cố, làm xấu thế sông, dẫn đến những tình huống bất lợi. Qua khảo sát thực tế công trình MH xây dựng trên các triền sông vùng ĐBBB, hầu hết các cụm công trình MH xuất hiện xói bất thường ở các khúc sông cong. Điều đáng quan tâm là không những hầu hết gốc MH, hạ lưu MH đều bị xói mà đoạn bờ giữa hai MH cũng bị xói, ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định của công trình và diễn biến lòng sông.Trong nội dung bài báo, người viết đề xuất giải pháp kết cấu cho công trình mỏ hàn bố trí trên đoạn sông cong, nhằm phát huy hiệu quả của công trình. 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CHO CÁC GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH CHỈNH TRỊ TRONG CÁC ĐOẠN SÔNG CONG 2.1 Kết cấu dòng chảy ở đoạn sông cong 2.2 Xói cục bộ của MH trong đoạn sông cong 3. GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHO CÔNG TRÌNH MỎ HÀN BỐ TRÍ TẠI CÁC ĐOẠN SÔNG CONG 3.1 Định nghĩa MH có CHD 3.2 Xác định các tham số hợp lý của MH có CHD 3.3 Bố trí hệ thống MH có CHD ở đoạn sông cong 4. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lương Phương Hậu, Trần Đình Hợi (2004), Động lực học dòng sông và chỉnh trị sông, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [2] Lương Phương Hậu, Nguyễn Thanh Hoàn, Nguyễn Thị Hảy Lý (2011), Chỉ dẫn kỹ thuật công trình chỉnh trị sông; NXB Xây dựng, Hà Nội. [3] Nguyễn Kiên Quyết (2012), Nghiên cứu một số giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông; Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, Đại học Xây dựng. Chi tiết bài báo: Giải pháp kết cấu cho công trình dạng mỏ hàn bố trí tại các đoạn sông cong Tác giả: TS. Nguyễn Kiên Quyết TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Trường Đại học công nghệ Giao thông Vận tải
Ý kiến góp ý: