Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức dùng nước tỉnh Bắc Kạn
08/05/2018Phần lớn người dân tỉnh Bắc Kạn sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, do điều kiện địa hình phức tạp, hệ thống công trình thủy lợi chưa đáp ứng được canh tác chủ động nên năng suất sản lượng vẫn chưa cao. Nhằm thúc đẩy phát triển quản lý công trình thủy lợi một cách hiệu quả bền vững, đáp ứng được các chủ trương chính sách của Nhà nước, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thúc đẩy công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Bài báo này phân tích thực trạng chính sách,hệ thống thủy lợi và tổ chức quản lý đối với công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển các tổ chức dùng nước tại tỉnh.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về tăng cường quản lý khai thác công trình thủy lợi, bởi đầu tư không đi kèm với quản lý công trình không phát huy hết hiệu quả và công trình xuống cấp và hư hỏng nhanh chóng. Các chính sách như: Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi; Đề án nâng cao hiệu quả quản lý công trình thủy lợi hiện có; Nghị định miễn giảm thủy lợi phí (trước Nghị định 115/2008, hiện nay là Nghị định 67/2012); Thông tư 65/2009 về phân cấp quản lý công trình thủy lợi của Bộ Nông nghiệp và PTNTđã xác định một trong những định hướng quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi là xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng và củng cố, phát triển các tổ chức thủy nông cơ sở,góp phần quan trọng trong việc quản lý khai thác công trình thủy lợi nội đồng, duy trì phát huy hiệu quả trực tiếp đối với sản xuất nông nghiệp. Do vậy, tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác quản lý công trình thủy lợi là giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tưới, giảm gánh nặng về chi phí cho Nhà nước.
Chính sách miễn giảm thủy lợi phí với mục tiêu giảm nhẹ đóng góp của người dân đối với dịch vụ tưới tiêu do các tổ chức nhà nước thực hiện. Với việc được giảm mức đóng góp cho Nhà nước trong khi được hưởng dịch vụ tưới tiêu, người dân có khả năng cũng như điều kiện tăng cường đóng góp cho phát triển thuỷ nông nội đồng cũng như tham gia quản lý để hiệu quả cấp thoát nước cao hơn. Ngoài việc hỗ trợ cho người dân một khoản kinh phí thì nghị định miễn giảm thủy lợi phí cũng nhằm tăng cường chất lượng của dịch vụ tưới tiêu thông qua việc đảm bảo duy tu bảo dưỡng công trình, cấp, thoát nước kịp thời. Các hệ thống công trình đã được bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên hơn, các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi từng bước được sắp xếp, củng cố và kiện toàn, kể các tổ chức hợp tác dùng nước; đời sống cán bộ công nhân quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, cán bộ thuỷ nông cơ sở ngày càng ổn định và nâng cao.
Một số chính sách liên quan đến xây dựng nông thôn mới, chính sách phân cấp, chuyển đổi hợp tác xã theo mô hình mới đã tạo điều kiện thuận lợi để củng cố, thành lập được những tổ chức dùng nước vững mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước.Tuy nhiên, ở một số địa phương trước đây chưa hình thành các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi, thì việc thực hiện theo các chính sách mới còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là các tỉnh còn thiếu các chính sách quy định phát triển quản lý khai thác công trình thủy lợi, lúng túng trong việc tìm ra các mô hình tổ chức dùng nước phù hợp. Bài báo này phân tích thực trạng chính sách,hệ thống thủy lợi và tổ chức quản lý đối với công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển các tổ chức dùng nước tại tỉnh.
2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỈNH BẮC KẠN
2.1. Cơ chế chính sách về quản lý công trình thủy lợi
a, Về phân cấp công trình thủy lợi
b,Về cơ chế tài chính
2.2. Tổ chức quản lý công trình thủy lợi
3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC DÙNG NƯỚC CHO TỈNH BẮC KẠN
3.1. Giải pháp phân cấp quản lý công trình thủy lợi
3.2. Cơ chế tài chính cho Tổ chức dùng nước
3.3. Mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức dùng nước
a, Củng cố Ban quản lý thủy nông
b, Thành lập mới các hợp tác xã nông nghiệp
3.4. Vai trò của các bên liên quan trong phát triển tổ chức dùng nước
3.5. Sự tham gia của người dân trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tổng cục thủy lợi. 2012.Báo cáo đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các Tổ chức Hợp tác dùng nước.
[2] Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Kạn, 2015, Báo cáo tình hình thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi và tình hình quản lý, sử dụng thanh quyết toán nguồn cấp bù thủy lợi phí và kinh phí khắc phục hậu quả hạn hán.
[3] Trung tâm PIM, 2015, Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp thúc đẩy các tổ chức quản lý thủy nông tỉnh Bắc Kạn.
Xem bài báo tại đây: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức dùng nước tỉnh Bắc Kạn
Tác giả:
ThS. Trần Việt Dũng; ThS. Lê Thị Phương Nhung
Trung tâm PIM
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: