TextBody
Huy chương 2

Giải pháp phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng và thành lập các tổ chức thủy nông cơ sở cho khu tưới Đức Hòa tỉnh Long An

14/05/2018

Khu tưới Đức Hòa tỉnh Long An thuộc dự án Thủy lợi Phước Hòa đã được đầu tư xây dựng và chuẩn bị đưa vào khai thác sử dụng thông qua nguồn vốn vay của Ngân hàng Châu Á (ADB) và cơ quan phát triển Pháp (AFD). Tuy nhiên, để công trình thực sự phát huy được hiệu quả, nhiều vấn đề khó khăn gặp phải đó là phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng và thành lập các tổ chức thủy nông cơ sở. Để giải quyết các vấn đề này cần thiết phải huy động sự tham gia của người dân và các cấp chính quyền địa phương. Dựa trên kinh nghiệm triển khai thực hiện các dự án PIM và phân tích đánh giá hiện trạng khu tưới, bài viết này sẽ đề xuất các giải pháp thích hợp.

1. MỞ ĐẦU

Khu tưới Đức Hòa tỉnh Long An thuộc dự án thủy lợi Phước Hòa với phạm vi phục vụ gồm thị trấn Hậu Nghĩa và 11 xã gồm: xã Tân Mỹ, Hiệp Hòa, Tân Phú, Hòa Khánh Tây, Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Đông, Đức Lập Thượng, Đức Lập Hạ, Đức Hòa Thượng, Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam (Sơ đồ Hình 1). Mặc dù xếp vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhưng huyện Đức Hòa là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Loại cây trồng chủ yếu trong khu vực là cây lúa nước, sắn, rau đậu và một số cây ăn trái khác v.v. Trong đó, diện tích trồng lúa chủ yếu nằm dọc theo ven sông Vàm Cỏ Đông được tưới bằng 4 trạm bơm nhỏ của Trạm thủy lợi Đức Hòa và các máy bơm tự phát hoặc bằng giếng khoan của các hộ gia đình. Thu nhập hằng năm của người dân từ sản xuất nông nghiệp còn rất thấp, thu nhập bình quân đầu người 1,1´106 đ/người/năm [1]. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của người dân là do thiếu nước tưới nên sản xuất nông nghiệp rất khó khăn, diện tích gieo trồng, đặc biệt là diện tích lúa ít, chủ yếu chỉ gieo cấy được vào mùa mưa, năng suất lúa thấp hơn nhiều nếu so với bình quân chung của cả nước (khoảng 49,8 tạ/ha). Mặt khác, các chi phí cho việc tưới nước của các hộ gia đình cộng với các chi phí khác so với nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp ở mức cao, thậm chí không có lãi đáng kể nên một số hộ gia đình không thiết tha với sản xuất nông nghiệp, một số diện tích đất đã bị bỏ hoang [[1]].

Để giải quyết vấn đề khó khăn về nguồn nước tưới, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho khu vực, Chính phủ đã hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi Phước Hòa thông qua nguồn vốn vay của ADB và AFD. Hiện nay, các hệ thống công trình từ kênh chính đến các kênh cấp 3 đã cơ bản hoàn thiện và đang triển khai thông nước kỹ thuật để bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, để khép kín hệ thống, phát huy hiệu quả nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, chia sẻ công bằng về nguồn nước giữa các hộ sử dụng nước trong khu tưới, vấn đề cấp thiết cần triển khai ngay đó là: (i) phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng và (ii) thiết lập các tổ chức thủy nông cơ sở [2].

Đối với công trình thuộc Dự án Phước Hòa từ kênh cấp 3 trở lên, toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xã hội và tái định cư theo hành lang các tuyến kênh và công trình được Nhà nước (dự án) chi trả. Đối với hệ thống kênh nội đồng được xác định là phần đóng góp của người dân cả về kinh phí đầu tư xây dựng và đóng góp về đất đai khi tuyến kênh nội đồng đi qua [[4]]. Mặc dù để đầu tư xây dựng hệ thống nội đồng xét về mặt kinh phí đầu tư chỉ chiếm khoảng từ 3-10% so với hệ thống thủy lợi cấp trên [[4]] nhưng việc huy động sự tham gia đóng góp của người dân được xác định là vấn đề rất khó khăn. Trong khi đó, hầu hết người dân trong khu tưới chưa có kinh nghiệm trong quản lý thủy lợi nội đồng theo hệ thống. Mặt khác, đối với mô hình tổ chức quản lý hiện tại chưa đúng với hướng dẫn và qui định của nhà nước, còn mang nặng cơ chế hành chính, thiếu sự tham gia của cộng đồng dẫn đến thiếu bền vững. Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp thực hiện phù hợp đối với hai nội dung trên có ý nghĩa quan trọng góp phần phát huy hiệu quả hệ thống thủy lợi Phước Hòa, phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người dân, cũng là nội dung của bài báo này.

2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

A. Hiện trạng công trình và tổ chức quản lý thủy lợi khu tưới Đức Hòa

1. Hiện trạng công trình thủy lợi khu tưới Đức Hòa

2. Hiện trạng quản lý thủy nông cơ sở tại khu tưới Đức Hòa

B. Một số kết quả tham vấn bước đầu

C. Những vấn đề đặt ra trong phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng và tổ chức quản lý thủy nông cơ sở cho khu tưới Đức Hòa

D. Phát triển kênh mương nội đồng

E. Thiết lập tổ chức quản lý thủy nông cơ sở

F. Giải pháp triển khai thực hiện

4. KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]        Báo cáo tổng kết dự án hỗ trợ xã hội và nội đồng khu tưới Đức Hòa, Long An giai đoạn 1 (2012)- Trung tâm tư vấn PIM;

[2]        Hồ sơ đề xuất kỹ thuật dự án hỗ trợ xã hội và nội đồng khu tưới Đức Hòa, Long An giai đoạn 2 (2013) - Trung tâm tư vấn PIM;

[3]        Ban quản lý dự án thủy lợi Phước Hòa – Long An (2013,2014): Hồ sơ thiết kế dự án thủy lợi Phước Hòa - Long An;

[4]        Trung tâm tư vấn PIM: Báo cáo khởi động chương trình hỗ trợ xã hội và nội đồng khu tưới Đức Hòagiai đoạn 2 (tháng 4/2015);

[5]        Trung tâm tư vấn PIM: Báo cáo kết quả tham vấn cộng đồng cho khu tưới Đức Hòa (8/2015);

[6]        Báo cáo tổng kết dự án CPIM – AFD (2012);

[7]        Trung tâm tư vấn PIM, 2015:Báo cáo tổng kết đề tài Xã hội hóa đầu tư và quản lý thủy lợi nội đồng;

[8]        Các báo cáo liên quan khác thuộc dự án thủy lợi Phước Hòa Long An giai đoạn 2 (2015).


Xem bài báo tại đây: Giải pháp phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng và thành lập các tổ chức thủy nông cơ sở cho khu tưới Đức Hòa tỉnh Long An

Tác giả:

ThS. Nguyễn Văn Kiên, ThS. Đặng Minh Tuyến
Trung tâm PIM

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: