TextBody
Huy chương 2

Giải pháp tạo nguồn, trữ và cấp nước ngọt phục vụ dân sinh kinh tế cho đảo Hòn Tre tỉnh Kiên Giang

12/07/2021

Hòn Tre là đảo có địa hình dốc, vật liệu chủ yếu là đá bở rời và suối chỉ có nước vào mùa mưa còn mùa khô không có dòng chảy. Nước ngọt để cung cấp cho dân trên đảo Hòn Tre đang khan hiếm và cạn kiệt dần do diện tích rừng ngày càng suy giảm. Các nguồn nước khai thác chính cho cấp nước dân sinh là nước mưa; nước giếng đào; nước mạch ngầm trong hang động, dưới các tảng đá lăn. Việc cấp nước phục vụ dân sinh kinh tế gặp nhiều khó khăn do khả năng khai thác nguồn nước có hạn, địa hình dốc và nước ngầm rất hạn chế. Giải pháp của các tác giả đề xuất là kết hợp nhiều nguồn nước khác nhau để cùng khai thác cấp nước, không nên xây hệ thống cấp nước tập trung quy mô lớn mà chia ra thành nhiều hệ thống cấp nước phân tán quy mô nhỏ theo cụm hộ gia đình. Ưu tiên giải pháp khai thác nước trong các mạch ngầm, mạch lộ trên núi do nguồn nước này thường ổn định quanh năm nhưng với lưu lượng không nhiều phù hợp cho quy mô nhỏ.

1. MỞ ĐẦU*.

2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

3. ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC

4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lương Văn Thanh, Phạm Văn Tùng (2013), Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn, trữ và cấp nước ngọt phục vụ dân sinh kinh tế cho các đảo Hòn Tre (Kiên Giang) và Phú Quý (Bình Thuận), Đề tài Khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

[2] Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang (2014), UBND tỉnh Kiên Giang.

[3] Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt TCXDVN 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình, Bộ Xây dựng.


Xem bài báo tại đây: Giải pháp tạo nguồn, trữ và cấp nước ngọt phục vụ dân sinh kinh tế cho đảo Hòn Tre tỉnh Kiên Giang

Tác giả:

Phạm Văn Tùng, Nguyễn Trường Thọ - Viện Kỹ thuật Biển

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: