TextBody
Huy chương 2

Giải pháp thúc đẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vùng chuyển đổi sản xuất lúa-tôm ven biển Tây, đồng bằng sông Cửu Long

10/11/2021

Tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đang làm thay đổi tập quán canh tác người dân vùng đồng bằng sông cửu Long (ĐBSCL) nói chung và vùng ven biển Tây nói riêng. Tác động đã biến thách thức thành cơ hội trong sản xuất nông nghiệp của vùng, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp từ canh tác 2 lúa kém hiệu quả sang canh tác tôm-lúa có hiệu quả kinh tế cao. Tôm nuôi trong ruộng lúa sử dụng chủ yếu thức ăn tự nhiên, chi phí thức ăn thấp, ít dịch bệnh, tôm nuôi thương phẩm có chất lượng, môi trường sinh thái được bảo vệ do lúa sử dụng các sản phẩm thải từ nuôi tôm. Tuy nhiên, phát triển hệ thống tôm lúa đang đứng trước các thách thức, do hệ thống hạ tầng thủy lợi-giao thông chưa đáp ứng việc kiểm soát hạn-mặn và điều kiện để máy móc nông nghiệp hoạt động, liên kết sản xuất chưa đủ lớn để tạo thành vùng nguyên liệu lớn, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm khó tiếp cận các nguồn ưu đãi của Nhà nước để mở rộng quy mô và xây dựng mối liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chặt chẽ.

Để hỗ trợ sản xuất, tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thu sản phẩm giữa nông hộ với nông hộ, giữa hộ sản xuất với doanh nghiệp, cần có chính sách khuyến khích việc hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng tạo điều kiện máy nông nghiệp hoạt động, đầu tư hạ tầng thủy lợi vừa đảm bảo chủ động cấp thóat nước phục vụ sản xuất tôm-lúa, đồng thời khuyến khích nông dân liên kết sản xuất trên quy mô lớn, song song với triển khai triệt để chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay, vốn hỗ trợ, thực hiện được quy trình sản xuất do doanh nghiệp đề ra, ứng vật tư, phân bón, hỗ trợ cho bà con nông dân yên tâm sản xuất

1. HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN VÀ CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT

2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TÔM-LÚA

2.1. Vùng nghiên cứu

2.2. Công trình thủy lợi-giao thông, kết cấu đồng ruộng phục vụ sản xuất tôm-lúa

2.3. Sản xuất lúa-tôm

3. TỔ CHỨC LIÊN KẾT SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM TÔM-LÚA

4. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KIÊN KẾT SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM

5. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo Rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

[2] Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2018 huyện An Biên và huyện An Minh

[3] Cục Kinh tế hợp tác, 2016, Tài liệu hướng dẫn thành lập liên kết nông dân trong chuỗi giá trị

[4] Lê Xuân Sinh và nnc, 2011, Phân tích chuỗi giá trị tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long

[5] Nguyễn Phú Son, 2013, Mô hình liên kết “4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại xã Định Hóa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang

[6] Tô Phạm Thị Hạ Vân và Trương Hoàng Minh, 2014, Phân tích chuỗi giá trị tôm sú sinh thái ở tỉnh Cà Mau

[7] Viện Quản lý và Phát triển Châu Á, 2016, Báo cáo hiện trạng phát triển tôm-lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

_________________________________________________________________________________________________

Chi tiết bài báo xem tại đây: Giải pháp thúc đẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vùng chuyển đổi sản xuất lúa-tôm ven biển Tây, đồng bằng sông Cửu Long

Đoàn Doãn Tuấn, Trần Việt Dũng
Trung tâm Tư vấn PIM

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: