Giải pháp tổng thể cụm công trình đa mục tiêu điều tiết nguồn nước từ sông Hồng qua sông Đuống
02/05/2019Biến động lòng dẫn và hạ thấp mực nước trên sông Hồng (nhất là đoạn qua Hà Nội), việc gia tăng đột biến tỷ lệ phân lưu từ sông Hồng qua sông Đuống trong những năm gần đây đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống của người dân vùng hạ du sông Hồng nói riêng và đồng bằng Bắc bộ nói chung. Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp công trình đa mục tiêu nhằm giải quyết vấn đề này là nhiệm vụ khó khăn nhưng rất cấp bách. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu đề xuất một giải pháp tổng thể vừa nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng hạ du sông Hồng, điều tiết tỷ lưu qua sông Đuống và đảm bảo duy trì vận tải thủy trên tuyến sông Đuống được thuận lợi.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Hồng nói chung và vùng hạ du nói riêng là vùng kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội quan trọng nhất của Việt Nam, là nơi có mật độ dân số cao nhất. Do đó, việc đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng hạ du sông Hồng, phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế xã hội có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự phát triển chung của cả nước.
Mặc dù phía thượng nguồn sông Hồng có nhiều hồ chứa đã và sẽ cùng tham gia điều tiết mực nước cho sông Hồng về mùa kiệt nhằm chống hạn cho hạ du, nhưng thực tế cho thấy, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong gần 2 thập niên qua, tình trạng hạn hán, khó khăn cho việc lấy nước phục vụ sản xuất, xâm nhập mặn ở hạ du sông Hồng về mùa kiệt ngày càng trở nên trầm trọng. Bên cạnh đó, theo kết quả quan trắc, đo đạc thực tế, do việc hạ thấp lòng sông Đuống quá mức (có nơi hạ thấp so với trước đây 6,35m), đã dẫn đến tỷ lệ phân lưu (tỷ lưu) từ sông Hồng qua sông Đuống về mùa kiệt trong những năm gần đây đã tăng đột biến từ khoảng (28 – 32)% trước năm 2000 lên (38 – 40)%, có lúc lên trên 50% [1]. Điều này đã làm giảm dòng chảy kiệt qua sông Hồng và có nguy cơ gây xói lở mạnh cho nhánh sông Thái Bình[1][4]. Sự thay đổi này làm suy giảm đáng kể mực nước mùa kiệt từ sau cửa vào sông Đuống đến Hưng Yên, trong đó có công trình lấy nước Xuân Quan và một số công trình khác.
Mặt khác, việc hạ thấp đáy sông và tăng tỷ lưu qua sông Đuống về mùa kiệt đã gây ảnh hưởng lớn đến giao thông thủy cho cả tuyến sông Đuống và tuyến sông Hồng. Tuyến sông Đuống với lưu lượng tăng lên trong mùa kiệt đã tạo nên dòng chảy mạnh ảnh hưởng đến ổn định bờ sông và gây bất lợi cho giao thông thủy; tuyến sông Hồng do mực nước hạ thấp đã có lúc giao thông thủy qua Hà Nội đã bị tê liệt hoàn toàn (năm 2007 [2].
Như vậy, nếu chúng ta không hành động ngay, không có những giải pháp căn cơ, lâu dài thì vấn đề an ninh nguồn nước cho vùng hạ du sông Hồng sẽ không thể được đảm bảo. Vấn đề xâm nhập mặn, khô hạn tại đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn vừa qua là một bài học sâu sắc cho vấn đề này.
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH TỶ LƯU SÔNG HỒNG QUA SÔNG ĐUỐNG ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CÔNG TRÌNH [3].
3.1. Những vấn đề phức tạp khi xây dựng công trình điều tiết trên sông Đuống:
3.2. Đề xuất giải pháp
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS. Phạm Đình, đề tài độc lập cấp nhà nước mã số ĐTĐL.2012-T/27: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc khai thác cát đến chế độ dòng chảy, diễn biến lòng dẫn và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ công tác quản lý, quy hoạch khai thác cát hợp lý trên hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình";
[2] GS.TS. Trần Đình Hòa, báo cáo đề tài độc lập cấp nhà nước ĐTĐL 2007G/26: “ Nghiên cứu giải pháp công trình điều tiết mực nước trên hệ thống sông Hồng mùa kiệt phục vụ chống hạn, phát triển kinh tế đồng bằng Bắc Bộ”.
[3] GS.TS. Trần Đình Hòa, một số kết quả nghiên cứu, khảo sát ban đầu của đề tài cấp quốc gia: “Nghiên cứu tổng thể giải pháp công trình đập dâng nước nhằm ứng phó tình trạng hạ thấp mực nước, đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng hạ du sông Hồng” , Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam 2016.
[4] PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, 2013:”Nghiên cứu đề xuất các giải pháp ổn định tỷ lệ phân lưu hợp lý tại các phân lưu Sông Hồng, sông Đuống và sông Hồng, sông Luộc”. (Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông biển – Viện khoa học thủy lợi Việt nam)
[5] Viện Quy hoạch thủy lợi, 2016: “Báo cáo tính toán nhu cầu dùng nước, cân bằng nước giai đoạn hiện tại và tương lai cho vùng Đồng bằng sông Hồng – sông Thái Bình”.
Xem bài báo tại đây: Giải pháp tổng thể cụm công trình đa mục tiêu điều tiết nguồn nước từ sông Hồng qua sông Đuống
Tác giả:
Trần Đình Hòa, Ngô Thế Hưng, Bùi Cao Cường
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Nguyễn Thị Linh Chi
Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Miền Trung
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: