TextBody
Huy chương 2

Giới thiệu phương pháp quản lý an toàn đập dựa trên thông tin rủi ro

01/07/2024

Đa phần trong số gần 62.000 đập lớn trên thế giới đều được xây dựng trong thời kỳ trước nên có tuổi đời cao và đang dần lão hóa, xuống cấp về mặt chất lượng công trình. Bên cạnh đó, tác động cực đoan của các yếu tố khí hậu dưới ảnh hưởng của BĐKH đã và đang gia tăng sức ép lên việc đảm bảo an toàn của các hồ chứa này. Tỷ lệ các đập gặp sự cố trên thế giới được thống kê lên tới khoảng 1%. Thiệt hại về nhân mạng, tài sản và môi trường trong các sự cố đập là thảm khốc. Tại Việt Nam, công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa vẫn chủ yếu dựa trên hệ thống các tiêu chuẩn ngành, vốn đã ra đời từ nhiều thập kỷ trước và chưa kịp thay đổi để thích ứng với các điều kiện hiện tại về kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc phải đưa ra một chiến lược quản lý an toàn đập, hồ chứa hiện đại và cập nhật nhằm đáp ứng các yêu cầu an toàn ngày càng khắt khe là nhu cầu cấp bách. Bài báo này nhằm giới thiệu phương pháp tiếp cận quản lý an toàn đập dựa trên thông tin rủi ro. Đây là một trong những phương pháp hiện đại, ưu việt và được nhiều quốc gia phát triển nghiên cứu áp dụng và có nhiều bài học kinh nghiệm tốt. Phương pháp này được nghiên cứu và xây dựng nhằm nhận biết, hành động giảm thiểu, và lập thứ tự ưu tiên các rủi ro cho danh mục các công trình. Trong bối cảnh Việt Nam, phương pháp này cần có những nghiên cứu nhằm điều chỉnh và phân chia giai đoạn phù hợp với trình độ nhận thức và kỹ thuật của các bên có liên quan trong lĩnh vực quản lý an toàn đập.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

2. QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP DỰA TRÊN THÔNG TIN RỦI RO

3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ THỰC HÀNH QUỐC TẾ

3.1. Hoa Kỳ

3.2. Úc

3.3. Tây Ban Nha

3.4. Một số quốc gia khác

4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

_______________________________________________________________________

Chi tiết bài báo xem tại đây: Giới thiệu phương pháp quản lý an toàn đập dựa trên thông tin rủi ro

Đỗ Ngọc Ánh, Trần Quốc Quân,
Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Thanh Tùng
Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: