TextBody
Huy chương 2

Hội nghị côn trùng học quốc gia lần thứ 8

15/04/2014

Ngày 10/4/2014, tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã diễn ra Hội nghị Côn trùng học quốc gia lần thứ 8 do Hội Côn trùng học Việt Nam và Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đồng tổ chức.

Tham dự Hội nghị côn trùng học quốc gia lần thứ 8 có gần 240 đại biểu là các nhà côn trùng học hàng đầu của Viện Nam đến từ các cơ quan thuộc Bộ, các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học và Cao đẳng, các Hiệp hội, Trung tâm, Tổ chức quốc tế tại Việt Nam và một số cơ quan thông tấn báo chí... Về phía Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có GS.TS. Trần Đình Hòa - Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

Theo truyền thống, đến hẹn lại lên, cứ 3 năm một lần, Hội nghị côn trùng học toàn quốc lại được tổ chức. Đây là cơ hội để các nhà khoa học lĩnh vực côn trùng gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ các vấn đề khoa học chuyên môn, những thông tin khoa học mới, tiếp thu những kiến thức lao động khoa học của nhau nhằm tăng cường hơn nữa sức mạnh của ngành côn trùng học Việt Nam và nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

 

Tại Hội nghị, 03 tiểu ban đã được thành lập (Tiểu ban A: Côn trùng Đại cương, Tiểu ban B: Côn trùng Nông - Lâm nghiệp, Tiểu ban C: Côn trùng xã hội và Y học và nghe các báo cáo do báo cáo viên trình bày các kết quả nghiên cứu mới của mình trong thời gian vừa qua. Theo các Trưởng Ban, các báo cáo trình bày có nhiều hướng nghiên cứu mới, thiết thực, đụng chạm vào những vấn đề thời sự, về bảo tồn di tích, di sản, có khả năng đăng trên các tạp chí chuyên ngành và một số báo cáo có thể đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế. Đặc biệt, Hội nghị lần này, biện pháp sinh học được các báo cáo viên đưa ra nhiều hơn và được quan tâm, một số báo cáo đã có sự nghiên cứu thành phần loài côn trùng mới. Các thành viên chủ trì Tiểu Ban đã đưa ra một số thông điệp như các bài báo đăng trên tuyển tập lần này cần đăng trên các tạp chí ở tầm quốc gia và khu vực và xuất bản được cuốn từ điển về côn trùng.

GS.TS sinh học Nguyễn Lân Dũng - Viện vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu: Việc bảo vệ và phát huy hiệu quả côn trùng Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, có thể ứng dụng các côn trùng đã nghiên cứu được vào các lĩnh vực khác nhau, các cá nhân và đơn vị trong Hội cần có sự cộng tác, phối kết hợp chặt chẽ kết hợp với việc thu hút tri thức giỏi về cộng tác cùng nghiên cứu phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống. Bên cạnh đó, côn trùng có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống như vấn đề về an toàn thực phẩm hiện nay ở Việt Nam, vấn đề về rau an toàn, rau sạch, thuốc trừ sâu... Qua Hội nghị, GS.TS mong muốn các nhà côn trùng học kết hợp với các doanh nghiệp khoa học tìm biện pháp, nghiên cứu ra thuốc trừ sâu sinh học để trừ bọ nhậy, côn trùng tấn công cuống vải, bọ rầy hại lúa, trồng rau trong nhà lưới để bảo vệ người tiêu dùng... GS.TS cũng đề cập đến côn trùng ngoại lai, một số loại có thể chữa bệnh, làm thực phẩm, có giá trị đối với con người và xem xét gây dựng cơ sở nuôi côn trùng, sinh vật ngoại lai có lợi ở Việt Nam. GS.TS hy vọng, Hội côn trùng học sẽ xây dựng tổ chức của mình ngày càng vững chắc trên tinh thần đoàn kết hữu nghị, hỗ trợ nhau, bồi dưỡng cán bộ trẻ, có khả năng thay thế được để có nhiều công trình mới hơn nữa, có khả năng bứt phá, vươn ra tầm khu vực và trên thế giới...

 

Thay mặt cho Đoàn chủ tịch, GS. Vũ Quang Côn đã gửi đến toàn thể Hội nghị thông điệp của Hội nghị lần thứ 8 diễn ra tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam lần này đó là: “Dựa vào so sánh xu thế phát triển của côn trùng học các nước và Việt Nam từ đó có kế hoạch, phương hướng phấn đấu hơn nữa”. GS đã mượn lời diễn văn khai mạc của Giáo sư Marcel Dicke, nhà côn trùng học, Đại học Wageningen “Nếu ko có côn trùng, thế giới không giống những gì chúng ta đang thấy và có lẽ chúng ta cũng không có mặt trên đời này vì sự sống của muôn loài trong đó có loài người chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào đời sống côn trùng và trái đất này thực sự là của côn trùng. Vai trò của côn trùng đã đang và mãi mãi quan trọng đối với sự tiến hóa, sự phát triển bền vững của nhân loại. Vì vậy con người cần thay đổi cách nhìn nhận, thay đổi cách ứng xử với thế giới côn trùng (99% những loài có ích gián tiếp, trực tiếp tùy mức độ khác nhau không tách rời sự phát triển của trái đất và cuộc sống của loài người và 1% loài côn trùng có hại)” mong muốn Cộng đồng các nhà côn trùng học Việt Nam cần thay đổi nhận thức, tư duy về côn trùng để chúng ta không chỉ tập trung chống lại 1% côn trùng gây hại mà còn khai thác tốt nhất và hiệu quả nhất 99% côn trùng có lợi còn lại trong một bối cảnh, một không khí hài hòa, hòa hợp với thiên nhiên.

Ý kiến góp ý: