Hội nghị khoa học thường niên năm 2017 của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
19/01/2018Với mong muốn giới thiệu các kết quả nghiên cứu của Viện năm 2017, những định hướng nghiên cứu lớn trong thời gian tới, tăng cường hợp tác trao đổi thông tin khoa học công nghệ giữa các nhà quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài Viện để nâng cao chất lượng cũng như khả năng ứng dụng thực tế của các sản phẩm khoa học công nghệ của Viện, sáng ngày 18/1/2018 tại Hà Nội, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học thường niên năm 2017.
Tham dự Hội nghị khoa học thường niên của Viện có GS.TSKH. Phạm Hồng Giang - nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chủ tịch Hội đập lớn Việt Nam; GS.TS. Nguyễn Tuấn Anh - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi - Chủ nhiệm Chương trình KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới, về phía Bộ có PGS.TS. Đinh Vũ Thanh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường và các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ có Bà Trần Hồng Lan - Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ và một số Cục, Vụ, Văn phòng Chương trình; đại diện Trường Đại học Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, HEC1, Công ty KTCTTL 1 thành viên Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà; đại diện Hội Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, Hội Tưới tiêu, Hội Địa chất Thủy văn; đại diện các nhà khoa học đầu ngành về thủy lợi trong và ngoài Viện như GS.TS. Lương Phương Hậu, GS.TS. Lê Mạnh Hùng... Về phía Viện có PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Viện; GS.TS. Trần Đình Hòa - Phó Bí thư Đảng ủy - Phó Giám đốc Viện; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, lãnh đạo các phòng trung tâm chuyên môn, các phòng phụ trách khoa học của các đơn vị trực thuộc; các cán bộ khoa học có trình độ từ tiến sỹ trở lên, các NCS đang làm NCS tại Viện. PGS.TS. Nguyễn Thanh Bằng - Trưởng Ban Kế hoạch Tổng hợp tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu Khoa học công nghệ là nền tảng cho sự phát triển của Viện, kế thừa thành tựu của những năm trước. Trong năm 2017, bám sát chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các nhiệm vụ trọng tâm của các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành địa phương, các mục tiêu, nội dung, yêu cầu sản phẩm của các Chương trình KHCN trọng điểm các cấp, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi, đề án nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi hiện có, chiến lược phát triển của Viện, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể viên chức của Viện, hoạt động khoa học của Viện năm 2017 đã tiếp tục đạt được nhiều thành công toàn diện trên mọi mặt. Nhiều sản phẩm khoa học công nghệ đã có đóng góp thiết thực cho hoạt động chỉ đạo, điều hành sản xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, được ứng dụng vào thực tiễn; các hướng nghiên cứu của Viện đã định hình rõ ràng tập trung cho cụm nhóm nhiệm vụ để giải những vấn đề lớn, trọng tâm trọng điểm của đất nước. Song song với đó, Viện luôn chủ động đẩy mạnh nắm bắt, tiếp cận những công nghệ mới tiên tiến hiện nay trên thế giới thuộc lĩnh vực của Viện để đề xuất, xây dựng các nhiệm vụ nghiên cứu chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn. Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Viện cho biết Hội nghị khoa học này là đợt sinh hoạt khoa học hàng năm của Viện và nằm trong một chuỗi sự kiện diễn ra từ ngày 18/1 - 19/1 bao gồm Hội thảo Khoa học thường niên, Hội thao và Tổng kết công tác năm 2017 của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Giám đốc Viện mong muốn các nhà quản lý, các nhà khoa học, các đại biểu tham dự tại Hội nghị dành nhiều ý kiến đóng góp trong phần thảo luận để qua Hội thảo này, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam rút ra kinh nghiệm trong việc quản lý khoa học công nghệ nói chung, định hướng cho công tác khoa học công nghệ sắp tới cũng như đề xuất nhiều hơn nữa những vấn đề lớn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ. Các đại biểu có mặt tại Hội thảo đã được nghe các diễn giả trình bày các báo cáo về một số vấn đề vùng đồng bằng sông Cửu Long; vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện; các vấn đề khoa học về nghiên cứu tác động giảm thiểu tác động của thiên tai, nhân tai, BĐKH trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình; nguyên nhân và một số định hướng giải pháp giảm thiểu xói lở, bồi tụ khu vực ven biển miền Trung; các công cụ dự báo, giám sát và quản lý hạn hán phục vụ sản xuất nông nghiệp khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; Các sản phẩm Khoa học công nghệ theo xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phục vụ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hội nghị cũng đã nhận được rất nhiều ý kiến tham luận cũng như chia sẻ quý báu và có giá trị của các nhà quản lý, các nhà khoa học, các GS, PGS đầu ngành về lĩnh vực thủy lợi như GS.TSKH. Phạm Hồng Giang đã phân tích sâu hơn về những vấn đề đặt ra cho ngành thủy lợi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đưa ra hướng nghiên cứu không chỉ cho các nhà khoa học của Viện mà còn là vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học của ngành nông nghiệp. PGS.TS. Đinh Vũ Thanh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường đề nghị các kết quả nghiên cứu khoa học của Viện làm thế nào để phục vụ vào sản xuất và đồng thời những yêu cầu sản xuất cũng là những đặt hàng cho Việncó thể đó là những đặt hàng của Nhà nước, Bộ, doanh nghiệp hoặc địa phương, nắm bắt tình hình yêu cầu thực tiễn từ đó điều chỉnh nghiên cứu cho phù hợp; các nhà khoa học thủy lợi của Việncần quan tâm hơn nữa về định hướng cho các năm tiếp theo về nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chuyên sâu và Viện cũng cần có cơ chế để thúc đẩy những vấn đề này; các đơn vị thành viên của Viện cần tổ chức nhiều hội nghị khoa học tương tự nhưng chuyên sâu hơn, mang tính học thuật nhiều hơn. Đặc biệt Ông cho rằng, đối với hoạt động khoa học công nghệ việc đào tạo cán bộ khoa học công nghệ trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết. GS.TS. Lê Mạnh Hùng nguyên lãnh đạo Viện nguyên lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi đã đánh giá cao các kết quả khoa học công nghệ trong những năm vừa qua; vị thế của Viện ngày càng được khẳng định và có tiếng nói đối với Nhà nước, Bộ, ngành, địa phương. GS.TS. Lê Mạnh Hùng nói: “Khoa học công nghệ của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam lớn mạnh không chỉ thể hiện ở số lượng 40 đề tài cấp Nhà nước và rất nhiều đề tài cấp Bộ mà còn thể hiện ở chất lượng các đề tài, nhiều đề tài đã đưa ra nhiều vấn đề mới, cập nhật thông tin mới, đã tiếp cận được cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, các đề tài đã đưa ra được nhiều kết quả đóng góp rất có giá trị cho Chính phủ, Bộ, ngành như dự báo mặn, dự báo nguồn nước, dự báo phù sa từ thượng nguồn, vấn đề về sạt lở bờ sông bờ biển”. GS.TS cũng mong muốn và đề nghị Ban Giám đốc Viện tổ chức các Hội nghị vùng để nắm bắt được những vấn đề địa phương quan tâm; cần tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học công nghệ giỏi ở trong và ngoài Viện trong việc giải quyết công việc để từ đó tham mưu cho Chính phủ và Bộ ngành tốt hơn nữa. Phát biểu tại Hội nghị khoa học, Chủ trì Hội nghị GS.TS. Trần Đình Hòa - Phó Giám đốc Viện cho rằng Hội nghị ngoài việc nhìn lại những vấn đề khoa học công nghệ Viện đã đạt được trong thời gian qua còn là dịp cùng nhau nhận diện rõ hơn các thách thức, bức xúc thực tế sản xuất đặt ra cho các nhà khoa học về các nghiên cứu khoa học công nghệ thủy lợi trong thời gian tới. Chủ trì Hội thảo khẳng định Hội nghị khoa học thường niên của Viện là hết sức quan trọng và có ý nghĩa không chỉ về các vấn đề nghiên cứu khoa học công nghệ mang tính tổng thể toàn diện về tình hình thủy lợi trên cả ba miền đất nước mà còn là dịp tạo nên động lực, tinh thần nghiên cứu, định hướng nghiên cứu, đổi mới sáng tạo cho các nhà khoa học đặc biệt là các nhà khoa học trẻ. Quang cảnh Hội thảo Trong thời gian tới, Viện sẽ tiếp tục tổ chức thêm nhiều Hội thảo chuyên sâu hơn nữa để tiếp tục giới thiệu các công nghệ, các kết quả nghiên cứu mang tính chuyên ngành, đi sâu vào vấn đề kỹ thuật, Chủ trì Hội thảo nói. Cuối cùng, thay mặt Ban Tổ chức Hội nghị, GS.TS. Trần Đình Hòa - Phó Giám đốc Viện chủ trì Hội thảo đã gửi lời cảm ơn sự tham dự của các diễn giả, các đại biểu, các nhà quản lý, các nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc và có giá trị và Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam ghi nhận, tiếp thu các ý kiến của các đại biểu tham dự Hội thảo.
Ý kiến góp ý: