TextBody
Huy chương 2

Hội nghị tổng kết hoạt động KH&CN giai đoạn 2008-2013 kỷ niệm 05 năm ngày thành lập

10/09/2013

Sáng ngày 30/8/2013 tại Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia về Động lực hcoj sông biển đã diễn ra Hội nghị Tổng kết hoạt động Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2008-2013 kỷ niệm 05 năm ngày thành lập.

Đến dự Hội nghị có đại diện các cơ quan quản lý cấp trên của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ KH&CN, Viện KHTLVN, Ban Giám đốc và toàn thể các cán bộ hoạt động khoa học của Phòng.

Tại Hội nghị, Giám đốc Nguyễn Ngọc Quỳnh đã báo cáo kết quả hoạt động KHCN giai đoạn 2008-2013 của Phòng.

1. Về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo lĩnh vực chuyên môn:

 Trong nhiều năm qua, các đơn vị chuyên môn của PTNTĐ đã chủ trì thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, thực hiện hàng chục dự án tư vấn và thí nghiệm mô hình vật lý biển, sông ngòi và đầu mối công trình thủy lợi – thủy điện có quy mô lớn

 Các vấn đề nghiên cứu và tư vấn chuyển giao công nghệ, thí nghiệm mô hình … của PTNTĐ luôn gắn với các nhiệm vụ trọng tâm và chiến lược của Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT và của đất nước như:

-  Hành lang thoát lũ và chỉnh trị sông ngòi

-  Các vấn đề về phòng chống sạt lở bờ biển, chỉnh trị chống bồi lấp cửa sông,  đê biển đê cửa sông, ổn định luồng lạch giao thông thủy 

-  An toàn và thiết kế tối ưu của các đầu mối công trình thủy lợi: đập, cống, tràn… và  công trình thủy điện 

- Các vấn đề liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ như: công trình trên sông suối biên giới, bảo vệ các đảo lớn thuộc quần đảo Trường Sa…

Có thể nói các hoạt động khoa học công nghệ của PTNTĐ không chỉ có bề dày về thời gian mà còn rộng lớn cả về không gian, trải dài trên mọi miền của Tổ quốc.

Trong giai đoạn 2008-2013, PTNTĐ đã thực hiện 12 đề tài cấp Nhà nước, hàng chục đề tài cấp Bộ, cấp tỉnh (hiện tại, đang và chuẩn bị thực hiện 8 đề tài cấp Nhà nước, 6 đề tài cấp Bộ và cấp tỉnh), những đóng góp trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nổi bật trong một số lĩnh vực như: Sông ngòi và chỉnh trị sông, Cửa sông, ven biển và hải đảo, Thủy lực công trình và Phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.

2. Về các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ

Hoạt động biên soạn tiêu chuẩn, định mức

 Trong 5 năm  Phòng tham gia và chủ trì biên soạn một số TC, định mức sau:

- Chủ trì biên soạn: Tiêu chuẩn Việt Nam: Công trình Thủy lợi – Thiết kế và quy hoạch hành lang thoát lũ trên sông hiện đang lấy ý kiến để hoàn chỉnh

- Tham gia biên soạn: Tiêu chuẩn thiết kế đê biển

- Chuẩn bị triển khai thực hiện chủ trì biên soạn: tiêu chuẩn Việt Nam: Công trình thủy lợi – Thí nghiệm mô hình vật lý sông ngòi

- Tham gia biên soạn: Tiêu chuẩn thiết kế công trình bảo vệ bờ sông

- Hoàn thành biên soạn định mức mô hình toán thủy lực và hình thái sông ngòi và được phê duyệt áp dụng

- Biên soạn định mức: thí nghiệm mô hình vật lý sông ngòi

Ngoài ra PTNTĐcòn tham gia biên soạn và đề xuất thực hiện một số tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành khác...

Các công trình được công bố 

Từ các kết quả nghiên cứu và công tác tư vấn, trong 5 năm qua, Phòng đã có 88 bài báo công bố, trong đó 5 bài báo và báo cáo quốc tế, 83 bài đăng  trên các tạp chí trong nước   

Hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật

Từ năm 2008 đến nay, PTNTĐ đã đăng ký sở hữu trí tuệ các sáng chế sau

- Kết cấu công trình  đảo chiều hoàn lưu: áp dụng cho bảo vệ bờ sông

        - Giải pháp “mũi phun hai tầng"áp dụng cho tràn xả lũ công trình TL, TĐ

        - Cấu kiện bê tông TS1 tiêu tán năng lượng sóng và dòng chảy (đã gửi hồ sơ)

PTNTĐ đã gửi hồ sơ lên Bộ Nông nghiệp và PTNT xin đăng ký (đợt 1) áp dụng các tiến bộ sau:

1. Công nghệ thiết kế công trình đảo chiều hoàn lưu chống sạt lở bờ sông

2. Khối bê tông ghép độc lập có lỗ và ghờ tiêu sóng dùng gia cố mái, hộ chân các công trình bảo vệ bờ biển (ký hiệu TISO 1)

3. Dốc nước có độ nhám lớn hỗ trợ tiêu năng cho hạ lưu

4. Giải pháp giảm dòng xiên trên công trình bằng kết cấu dầm khoét lỗ đáy so le

5. Tràn xả lũ có mũi phun 2 tầng

Một hoạt động quan trọng nữa cần phải kể đến là vai trò và sự tham gia của các chuyên gia thuộc PTNTĐ trong các công tác thẩm tra, tư vấn, hội thảo khoa học theo yêu cầu của Bộ, Tổng Cục Thủy lợi trong các lĩnh vực thủy lực công trình, chỉnh trị sông, đê điều…

 Từ tháng 10 năm 2012, PTNTĐ đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Nghiên cứu Thủy lực và Môi trường Quốc tế (IAHR) với mã số thành viên là 38513. 

Mặc dù PTNTĐ vẫn phát huy được các thế mạnh về chuyên môn trong một số lĩnh vực nghiên cứu truyền thống và có các đóng góp nhất định trong hoạt động khoa học công nghệ nhưng cũng đã bộc lộ các tồn tại, hạn chế và yếu kém trong hoạt động khoa học công nghệ, thể hiện ở các điểm sau: sự thiếu hụt số lượng và hạn chế về năng lực của cán bộ nghiên cứu, còn lúng túng trong quản lý KHCN của mô hình phòng PTNTĐ, chưa xác định được một số vấn đề khoa học công nghệ, các công nghệ mới, các tiến bộ KHCN cần đi sâu và phát triển để đáp ứng các yêu cầu của đất nước, của ngành (chưa rõ chiến lược KHCN và kế hoạch thực hiện đến 2015, 2020 và các năm sau...). Trong công tác nghiên cứu hầu như không thấy rõ các nội dung và vấn đề nghiên cứu cơ bản (đã có kết quả tốt và phát triển mạnh trước năm 2000 như nghiên cứu thấm, bùn cát sông ngòi, bố trí không gian công trình bảo vệ bờ, diễn biến hạ du công trình TL...). Chất lượng các báo khoa học chưa cao kể cả ở các tạp chí trong nước.

Các tồn tại trên có một phần nguyên nhân khách quan và chủ quan của PTNTĐ. Việc đề xuất các biện pháp khắc phục và phát triển PTNTĐ sẽ được thể hiện trong chiến lược phát triển của Phòng được hoàn thiện trong thời gian tới.

Xét riêng về mặt khoa học công nghệ, từ nay đến năm 2015-2020, PTNTĐ đề ra một số nhiệm vụ KHCN trọng tâm được nêu dưới đây

Định hướng hoạt động

 - Giai đoạn tới là giai đoạn tập trung theo chiều sâu thông qua việc nâng cao chất lượng các kết quả nghiên cứu trong các đề tài – dự án. Đảm bảo các sản phẩm kết quả của đề tài nghiên cứu có giá trị sử dụng, được áp dụng trong thực tế và phục vụ tốt cho công tác quản lý của ngành của Nhà nước

 - Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nắm bắt và triển khai một số công nghệ thông qua công tác hợp tác – trao đổi Quốc tế

Nhiệm vụ khoa học trọng tâm

Bên cạnh các thế mạnh chuyên môn truyền thống về lĩnh vực thí nghiệm mô hình thủy lực công trình thủy lợi – thủy điện cần tiếp tục phát huy và hoàn thiện công nghệ như: thiết bị đo – kết nối thu nhận – xử lý số liệu nhanh... Trong thời gian đến năm 2015 và 2020 PTNTĐ cần tập trung nghiên cứu, thực hiện để có thể tham mưu cho Bộ, nghành thủy lợi, Viện Khoa học thủy lợi VN  các vấn đề sau:

1. Nghiên cứu các cơ sở khoa học và thực tiễn  làm căn cứ lập lại quy hoạch và tham gia chính để thực hiện quy hoạch tổng thể về chỉnh trị sông (bao gồm 1 số cửa sông chính) trong điều kiện bị tác động bởi các hoạt động quản lý khai thác và ảnh hưởng biến đổi khí hậu, phục vụ công tác quản lý, khai thác hợp lý và phát triển bền vững. Tập trung chính cho lưu vực sông Hồng – Thái Bình  

2. Nghiên cứu các vấn đề  biến động chế độ động lực, lòng dẫn hạ du và giải pháp chỉnh trị nhằm ổn định lòng dẫn, phục vụ công tác quản lý, quy hoạch, thiết kế các công trình thủy lợi , thủy sản các khu vực hạ du - cửa sông ven biển Bắc khu IV cũ  và  miền Trung

3. Nghiên cứu áp dụng, cải tiến và đưa vào ứng dụng thực tế các giải pháp công nghệ mới, phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam (bao gồm phương pháp nghiên cứu, tính toán, bố trí hệ thống, hình thức kết cấu, vật liệu, phương pháp thi công...) phục vụ công tác chỉnh trị, bảo vệ bờ sông, bờ biển và ổn định các công trình thủy lợi trên sông.

Về dự hội Hội nghị, đại diện của các cơ quan quản lý cấp trên PGS. TS Lê Thị Kim Cúc - Vụ trưởng Vụ KHCN & HTQT, Tổng Cục Thủy Lợi, Bộ NN & PTNT đã phát biểu một số ý kiến chỉ đạo về phương hướng, nhiệm vụ và định hướng phát triển KH&CN trong thời gian tới của Phòng. Hội nghị còn vinh dự nhận được ý kiến quý báu của Ông Đỗ Xuân Cương Giám đốc Văn phòng các Chương Trình trọng điểm cấp Nhà nước - Bộ KHCN.

Đại diện Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam PGS.TS. Lê Mạnh Hùng đã biểu dương các thành tích mà Phòng đã đạt được trong thời gian qua và có những chỉ đạo, định hướng tiếp theo cho Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển, giám đốc nhấn mạnh mũi nhọt phát triển của Phòng chính là các lĩnh vực về thủy lực, sông, biển, Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Trong các chiến lược phát triển Phòng nên mở rộng các mối liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn....

 Hội nghị cũng có sự tham gia, đóng góp quý báu của các Giáo sư, Phó Giáo sư với các báo cáo theo lĩnh vực chuyên ngành của Phòng.

Theo ihrce.org.vn

Ý kiến góp ý: