TextBody
Huy chương 2

Hội thảo “Công cụ giám sát và quản lý hạn hán phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”

15/06/2017

Ngày 15/6/2017, tại Hà Nội, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Công cụ giám sát và quản lý hạn hán phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”

Tham dự Hội thảo về phía cơ quan quản lý - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có đại diện Vụ Khoa học  Công nghệ và Môi trường, Vụ Quản lý công trình và An toàn Đập - Tổng cục Thủy lợi; Bà Nguyễn Thị Minh Thư - Phó Giám đốc Ban quản lý các dự án ODA của tỉnh Ninh Thuận; đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Định,  Trường Đại học Thủy lợi, Hội Tưới tiêu, Mạng lưới cộng tác vì nước Việt Nam và các GS, PGS, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quản lý nước, tưới tiêu và hạn hán.

Về phía Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Phó Giám đốc Viện kiêm Viện trưởng Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường và một số đơn vị trực thuộc Viện.

TS. Hà Hải Dương - Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Phó Giám đốc Viện cho biết trong giai đoạn từ 2015-2016, tình trạng nắng nóng, hạn hán kéo dài xảy ra tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đặc biệt là các tỉnh từ Khánh Hòa đến Ninh Thuận là những nơi bị tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt…. Đặc biệt, các hồ chứa nước bị suy giảm, dung tích thiết kế chỉ đạt 20-30%, tình trạng hạn hán kéo dài bao gồm hạn thủy văn, hạn khí tượng… Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giao cho Viện nhiệm vụ khoa học công nghệ về xây dựng bộ công cụ quản lý hạn cho Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và thí điểm tại tỉnh Bình Đình.

Trong 02 năm gần đây, Viện đã có nhiều hợp tác với các Trung tâm, Tổ chức, Trường Đại học nổi tiếng trên thế giới như Trung tâm Thiên tai Châu Á (Thái Lan), Dự án Servir Mekong, Dự án LUCCI của Đức, FAO… có thể kể đến như Viện đã phối hợp với Trường Đại học Cologne - CHLB Đức xây dựng tổ hợp các công cụ trong vấn đề quản lý và giám sát hạn hán; kết hợp các mô hình khí hậu thông qua dự án LUCCI - CHLB Đức; sử dụng công cụ viễn thám, các công nghệ không gian để tăng khả năng dự báo; triển khai dự án về giám sát và quản lý hạn ở Ninh Thuận - Dự án do FAO hỗ trợ, PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong cho biết thêm.

Hội thảo được tổ chức với mục đích báo cáo các kết quả nghiên cứu ban đầu, trình bày những ứng dụng, đưa ra cách tiếp cận trong quản lý và giám sát hạn của nhóm chuyên gia  Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường và xin ý kiến các đại biểu là các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà khoa học và địa phương về những vấn đề về học thuật, về ứng dụng vào thực tiễn, PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong nhấn mạnh.

Tiếp theo đó, các đại biểu đã được nghe các báo cáo tham luận từ các chuyên gia đến từ Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường về khung quản lý hạn hán tổng hợp vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - Áp dụng thí điểm cho tỉnh Bình Định; phương pháp và công cụ phục vụ công tác giám sát và dự báo mưa; công cụ giám sát dung tích hồ chứa theo thời gian thực dựa trên nền tảng công nghệ viễn thám; cơ sở dữ liệu nhằm giám sát và quản lý hạn hán phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Ý kiến góp ý: