TextBody
Huy chương 2

Hội thảo “Giải pháp cấp, thoát và xử lý nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ven biển Bắc Trung bộ”

03/11/2017

Với mục tiêu nhằm chia sẻ các kết quả đạt được trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp, công nghệ xử lý và cấp thoát nước (mặn, ngọt) chủ động cho các khu nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung vùng ven biển Bắc Trung Bộ”, ngày 27/10 vừa qua tại Hà Tĩnh, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã phối hợp với Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo “Giải pháp cấp, thoát và xử lý nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ven biển Bắc Trung Bộ”

Tham dự Hội thảo có gần 40 đại biểu đến từ các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Tổng Cục Thủy lợi, Thủy sản, các Viện Nghiên cứu, báo Nông nghiệp, địa diện chi cục thủy sản thuộc sở NN&PTNT các tỉnh Bắc Trung Bộ, các doanh nghiệp, các hộ nuôi trông thủy sản thuộc vùng nghiên cứu.

Hội thảo do GS.TS Trần Đình Hòa - Phó Giám đốc Viện KHTL Việt Nam và Ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh chủ trì.

Chủ nhiệm Đề tài Ông Hà Văn Thái - Phó Viện trưởng Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam trình bày báo cáo giới thiệu đề tài

Ông Phạm Văn Đông - Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam trình bày báo cáo giải pháp cấp, thoát nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng Bắc Trung Bộ

Bà Phí Thị Hằng - Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam trình bày báo cáo phương pháp xử lý nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng Bắc Trung Bộ

Tại Hội thảo, các diễn giả đến từ Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Viện Kinh tế Thủy sản, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, Quảng Trị trình bày các báo cáo tham luận về các vấn đề liên quan như giới thiệu nội dung chính kết quả nghiên cứu của đề tài; Giải pháp cấp, thoát nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng Bắc Trung Bộ; Phương pháp xử lý nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng Bắc Trung Bộ; Giải pháp cơ chế chính sách cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng Bắc Trung Bộ…

Các đại biểu tham dự Hội thảo đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp có giá trị và quý báu cho đề tài như cách tiếp cận, xác định rõ và khoanh vùng phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu; bổ sung chi tiết với quy mô/ao diện tích; tính khả thi trong việc áp dụng vào thực tế; thói quen của người dân; ảnh hưởng của nước thải đến các ngành khác;so sánh chi phí khi xử lý nước cấp của đề tài với chi phí sử dụng phương pháp xử lý truyền thống; mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các mô hình; các vấn đề về chính sách…

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Chủ trì Hội thảo GS.TS. Trần Đình Hòa - Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã đánh giá cao các kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài cũng như là các ý kiến góp ý và các kiến nghị của các đại biểu tham dự Hội thảo.

GS.TS. Trần Đình Hòa yêu cầu Ban Chủ nhiệm cần tiếp thu, bổ sung và hoàn thiện; những vấn đề mở rộng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài cần đưa vào phần kiến nghị và đề nghị Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường cho phép thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm để ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài áp dụng hoàn thiện tại Hà Tĩnh Quảng Trị.

“Các vấn đề về khoa học công nghệ thủy lợi phục vụ thủy sản còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam mong nhận được sự quan tâm, đóng góp của tất cả các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và các bên liên quan trong tất cả các hoạt động nghiên cứu của Viện”, GS.TS. Trần Đình Hòa nói.

 P.T.H

Ý kiến góp ý: