TextBody
Huy chương 2

Hội thảo Khoa học cụm đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ và chính sách nhằm quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất, xử lý và cấp nước sạch thích ứng với điều kiện vùng cao, vùng khan hiếm nước”

15/05/2023

Hội thảo đã diễn ra vào ngày 12/5/2023 tại Mộc Châu, Sơn La. Đây là Hội thảo khoa học của 8 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia triển khai Dự án 2 thuộc chương trình: Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khen hiếm nước” theo Quyết định số 1553/QĐ-TTg ngày 8/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Tham dự Hội thảo có Ông Lê Quang Thành - Vụ trưởng vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên; Các thành viên trong Ban chỉ đạo điều hành Cụm đề tài; Các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành thuộc các lĩnh vực có liên quan; Các cơ quan chủ trì đề tài…

8 nhiệm vụ được thực hiện với các mục tiêu cụ thể:

Đánh giá được thực trạng và nguyên nhân suy thoái về trữ lượng và chất lượng các nguồn nước karst đang khai thác sử dụng. Xây dựng được sơ đồ hiện trạng phân bố các nguồn nước đang được khai thác sử dụng bị suy thoái tỷ lệ 1: 100.000 (15 tỉnh, 15 sơ đồ) khu vực Bắc Bộ;

Đề xuất được giải pháp phục hồi và bảo vệ các nguồn nước karst đảm bảo cấp nước ổn định khu vực Bắc Bộ.

Đề xuất được các giải pháp công nghệ khai thác và quản lý, vận hành thông minh các nguồn nước phù hợp với vùng núi cao, vùng khan hiếm nước khu vực Bắc Bộ;

Đề xuất được các Giải pháp phục hồi và bảo vệ các nguồn mạch lộ trong các thành tạo bazan và lục nguyên tạo nguồn cấp nước cho vùng khan hiếm nước khu vực Tây Nguyên;

Đề xuất được các Các giải pháp giảm thất thoát nước và tăng cường nguồn nước phục vụ cấp nước và sinh hoạt cho vùng khan hiếm nước khu vực ven biển Nam Trung Bộ;

Đánh giá được hiện trạng, nguyên nhân các công trình khai thác bị nhiễm mặn và đề xuất được các giải pháp phù hợp khôi phục các công trình bị nhiễm mặn phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm nước ĐBSCL;

Đề xuất được các (i) mô hình về tổ chức quản lý, vận hành; (ii) cơ chế chính sách hỗ trợ và thúc đẩy công tác tổ chức, bảo vệ và quản lý bền vững các hệ thống/công trình khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng núi cao, vùng khan hiếm nước;

Đề xuất các công nghệ bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả cho các mô hình cấp nước đã triển khai tại vùng núi cao, vùng khan hiếm nước;

Đề xuất được bộ tiêu chí bảo vệ chống suy thoái và các giải pháp khoa học, chính sách nhằm bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước ở Việt Nam. Định lượng chi tiết từng tiêu chí cho từng vùng núi cao, vùng khan hiếm nước (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ);

Đề xuất được các giải pháp khoa học và chính sách nhằm bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Danh mục các nguồn nước được bảo vệ và kỹ thuật khai thác bền vững.

Đề xuất và hoàn thiên công nghệ, xây dựng được các mô hình thí điểm bảo vệ, khai thác nguồn nước ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước phù hợp với đặc trưng từng vùng để chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo TS. Nguyễn Tiếp Tân, Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã cho biết: Hội thảo mong muốn nhận được nhiều ý kiến sự chia sẻ, kinh nghiệm của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý để các đề tài hoàn thiện sản phẩm đáp ứng các mục tiêu đặt ra. Định hướng lựa chọn các giải pháp công nghệ, các vị trí xây dựng mô hình, các cơ chế chính sách nhằm quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất, xử lý và cấp nước sạch vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.

Dưới sự chủ trì của các thành viên trong Ban chỉ đạo, Hội thảo đã diễn ra khoa học, hấp dẫn và gợi mở nhiều vấn đề nghiên cứu sâu sắc. Sau phần 8 báo cáo được trình bày tại Hội thảo là các ý kiến vô cùng sôi nổi, thiết thực và tâm huyết của các nhà khoa học, các đại biểu tham dự Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, Ông Lê Quang Thành - Vụ trưởng vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên cho rằng: Hội thảo diễn ra có ý nghĩa rất sâu sắc về mặt chuyên môn và có ý nghĩa gắn kết cao. Tại Hội thảo đã nêu được những thực tại khó khăn trong quá trình thực hiện của nhiệm vụ. Bên cạnh đó Ông Lê Quang Thành cũng nhấn mạnh về quá trình thực hiện cần hiệu quả, đặc biệt là khả năng triển khai, áp dụng của các mô hình, cơ sở khoa học để đạt được mục tiêu, bàn giao cho địa phương sử dụng, nhân rộng mô hình như thế nào…

Ý kiến góp ý: