Hội thảo khoa học Đề tài cấp Nhà nước - ĐTĐL.CN-49/18.
07/10/2021Chiều 6/10/2021, tại Hà Nội, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học đề tài “Nghiên cứu giải pháp mềm bảo vệ bờ, vùng cửa sông, ven biển bán đảo Cà Mau”. Mã số đề tài: ĐTĐL.CN-49/18. Hội thảo được tổ chức dưới hình thức trực tuyến
Tham dự Hội thảo, về phía Bộ Khoa học Công nghệ có Đại diện lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước; Đại diện Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên. Về phía Địa phương có Đại diện lãnh đạo Chi cục Thủy lợi, Chi cục Kiểm lâm Cà Mau.
Về phía Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có GS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Phó Giám đốc Viện - Chủ trì Hội thảo; GS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Nguyên Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam - Chuyên gia kỹ thuật xây dựng công trình thủy; PGS.TS. Nguyễn Thanh Bằng - Trưởng Ban Kế hoạch Tổng hợp; TS. Nguyễn Minh Đức - Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình.
Ngoài ra Hội thảo còn có sự tham dự của các nhà khoa học, các nhà chuyên gia về công trình bảo vệ bờ; sinh thái và môi trường; hải dương học; công trình biển và toàn bộ nhóm nghiên cứu tham gia thực hiện đề tài.
Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Chủ trì Hội thảo - Phó Giám đốc Viện đã nêu sự cần thiết của giải pháp mềm bảo vệ bờ, vùng cửa sông, ven biển đối với vùng bán đảo Cà Mau nơi hiện nay đang bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan như sạt lở, bồi lắng, lún sụt đất, phát triển hệ sinh thái. GS.TS. Nguyễn Tùng Phong mong muốn sẽ nhận được nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, đại diện tỉnh Cà Mau để Nhóm nghiên cứu có thể chỉnh sửa, hoàn thiện các kết quả nghiên cứu đạt chất lượng và hiệu quả trước khi nghiệm thu. GS.TS. Nguyễn Tùng Phong cũng đề nghị Nhóm nghiên cứu tập trung báo cáo những vấn đề chính, nội dung cốt lõi của đề tài.
Thay mặt Nhóm nghiên cứu, Chủ nhiệm Đề tài ThS. Mai Trọng Luân cho biết Đề tài đã được triển khai từ tháng 12/2018-10/2021. Mục tiêu của Đề tài nhằm đánh giá được hiệu quả, tồn tại của các giải pháp đã áp dụng và đề xuất được giải pháp mềm; Xây dựng được bộ tiêu chí để xác định các vị trí áp dụng giải pháp mềm; Áp dụng triển khai được 01 mô hình giải pháp mềm.
Từ mục tiêu trên đề tài đã triển khai và hoàn thành 06 nội dung chính bao gồm: Thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát bổ sung điều kiện tự nhiên liên quan; đánh giá ưu, nhược điểm của giải pháp mềm bảo vệ bờ vùng cửa sông, ven biển bán đảo Cà Mau; Đề xuất giải pháp mềm để bảo vệ bờ vùng cửa sông, ven biển bán đảo Cà Mau; Nghiên cứu đánh giá điều kiện thủy thạch động lực và cơ chế vận chuyển bùn cát đặc trưng cho khu vực bán đảo Cà Mau; Nghiên cứu xác định các thông số kĩ thuật cơ bản của giải pháp công trình bảo vệ bờ thuận với tự nhiên; Nghiên cứu đánh giá điều kiện thủy thạch động lực và cơ chế vận chuyển bùn cát đặc trưng cho khu vực bán đảo Cà Mau; Xây dựng mô hình giải pháp mềm bảo vệ bờ vùng cửa sông, ven biển bán đảo Cà Mau.
ThS. Mai Trọng Luân cũng đã giới thiệu tại Hội thảo một số kết quả đạt được của đề tài qua hình ảnh, biểu đồ cũng như là video clip như thí nghiệm mô hình vật lý trên máng sóng; Kết quả thí nghiệm mô hình vật lý; Kết quả tính toán trên mô hình máng sóng; Các giai đoạn chuẩn bị thi công mô hình và công tác thi công mô hình; Kết quả theo dõi mô hình…
Tiếp theo đó, Các đại biểu tham dự Hội thảo đã được nghe 04 báo cáo do các thành viên của nhóm nghiên cứu đề tài trình bày như Mô hình vật lý nghiên cứu hiệu quả giảm sóng và khả năng trao đổi bùn của kết cấu công trình thuận tự nhiên; Kết quả xây dựng bô tiêu chí xác định phạm vi áp dụng; Lựa chọn giải pháp bảo vệ bờ vùng cửa sông, ven biển điển hình; Báo cáo kết quả xây dựng mô hình. Đồng thời, các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện địa phương cũng đưa ra nhiều ý kiến, nhận xét có giá trị giúp Chủ nhiệm Đề tài và Nhóm nghiên cứu chỉnh sửa, hoàn thiện.
Thay mặt Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, GS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam - Chủ trì Hội thảo đã gửi lời cảm ơn các ý kiến góp ý thẳng thắn, khách quan, cởi mở của các nhà khoa học, chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước và địa phương. GS.TS. Nguyễn Tùng Phong đánh giá cao nỗ lực của nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã triển khai công việc có tinh thần trách nhiệm cao, đã hoàn thành khối lượng công việc lớn và đầy đru các nội dung theo hợp đồng và thuyết minh đã ký.
GS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Chủ trì Hội thảo đề nghị chỉnh sửa sơ đồ mục tiêu đề tài; phần tổng quan, báo cáo tổng hợp; tính logic và sự kết nối giữa các báo cáo của đề tài; Luận giải cơ sở khoa học việc xây dựng tiêu chí, trọng số cuả các tiêu chí; Bổ sung thêm tiêu chí đánh giá về hiệu quả của mô hình; Cơ sở lý luận việc lựa chọn mô hình và lý giải lựa chọn phương án; Làm rõ các thuật ngữ và định nghĩa, các khái niệm liên quan về thuận thiên, giải pháp mềm; Vai trò của đối tác - CHLB Đức trong các vấn đề nghiên cứu của Đề tài…
Ý kiến góp ý: