TextBody
Huy chương 2

Hội thảo khoa học Đề tài KC.08/16-20

29/03/2021

Đây là Hội thảo nhằm báo cáo các kết quả chính đã đạt được của Đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước trên các sông trục chính và hệ thống công trình thủy lợi các tỉnh ven biển vùng đồng bằng Bắc Bộ phục vụ phát triển nông nghiệp an toàn và cấp nước sinh hoạt”.

Đề tài thuộc Chương trình: Nghiên cứu KH&CN phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai (Mã số: KC.08/16-20) do GS.TS. Nguyễn Tùng Phong chủ nhiệm diễn ra ngày 25/3/2021 tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

Đến dự Hội thảo về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có Ông Nguyễn Hữu Thỏa - Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế - Tổng cục Thủy lợi; Về phía Ban Chủ nhiệm Chương trình KHCN phục vụ bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai có GS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Chủ nhiệm Chương trình - Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Thanh Bằng - Chánh Văn phòng Chương trình - Trưởng Ban Kế hoạch Tổng hợp.

Về phía Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có GS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Phó Giám đốc Viện - Chủ nhiệm Đề tài; TS. Nguyễn Tiếp Tân - Phó Giám đốc Viện; PGS.TS. Đặng Hoàng Thanh - Trưởng Ban Tổ chức Hành chính; ThS. Nguyễn Thu Thảo - Trưởng Ban Tài chính Kế toán; lãnh đạo Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, Trung tâm tư vấn PIM. Về phía Công ty TNHH MTV KTCTTL An Hải có Bà Nguyễn Thị Bích Diệp - Phó Tổng Giám đốc Công ty.

Ngoài ra còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các tổ chức xã hội nghề nghiệp như Hội Thủy lợi, Hội Tưới tiêu, các chuyên gia, các nhà khoa học và các thành viên của Ban Chủ nhiệm Đề tài.

GS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Chủ nhiệm Đề tài báo cáo đề dẫn tại Hội thảo

Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Chủ nhiệm Đề tài cho hay: môi trường nước bị ô nhiễm là vấn đề hiện nay đã và đang xảy ra khắp nơi và mức độ ngày càng gia tăng do sự phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động sản xuất. Nguồn ô nhiễm, xả thải vào hệ thống công trình thủy lợi càng ngày càng tăng, ở mức báo động; chất lượng nước trên hệ thống sông chính, hệ thống sông trục, các công trình thủy lợi hiện nay đang bị ô nhiễm do nhiều nguồn xả thải vào công trình.

Đối với hệ thống công trình thủy lợi nằm ở khu vực ven biển, là vùng thấp và thường xuyên bị tác động bởi nhiều yếu tố như nước biển dâng, các yếu tố do ảnh hưởng của triều. Do vậy, GS.TS. Nguyễn Tùng Phong cho rằng vấn đề điều hành hệ thống, vận hành hệ thống cùng với vấn đề ô nhiễm là rất khó khăn, đặc biệt trong các vụ xả nước để tưới hay cấp nước cho sinh hoạt. Chính vì vậy, yêu cầu cấp nước cho nông nghiệp an toàn là vấn đề lớn đặt ra để Nhóm thực hiện đề tài thực hiện. Đề tài thuộc Chương trình Nghiên cứu KH&CN phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai.

GS.TS. Nguyễn Tùng Phong cho biết Hội thảo được tổ chức nhằm báo cáo các kết quả đã đạt được của đề tài. Đồng thời xin ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học để Nhóm thực hiện đề tài chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm trước khi nghiệm thu cấp cơ sở.

Mục tiêu của Đề tài nhằm đánh giá được thực trạng khai thác, sử dụng, nước, chất lượng nước và dự báo khả năng đáp ứng nguồn nước phục vụ phát triển nông nghiệp an toàn và cấp nước sinh hoạt các tỉnh ven biển đồng bằng Bắ Bộ thích ứng với biến đổi khí hậu; Đề xuất được các giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ nguồn nước và nâng cao hiệu quả sử dụng nước trên các sông trục chính và trong công trình thủy lợi các tỉnh ven biển vùng đồng bằng Bắc Bộ đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp an toàn và cấp nước sinh hoạt.

Các nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: Tổng quan các nghiên cứu về giải pháp sử dụng bền vững nguồn nước và giải pháp cải thiện môi trường nước vùng ven biển; Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và dự báo khai thác, sử dụng nước và chất lượng nước trên các sông trục chính và trong các hệ thống công trình thủy lợi  các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ thích ứng với biến đổi khí hậu; Nghiên cứu sự lan truyền các chất ô nhiễm nguồn nước mặt trong hệ thống công trình thủy lợi và phân vùng chất lượng nước mặt; Nghiên cứu cơ chế, chính sách, giải pháp khoa học và công nghệ để quản lý và bảo vệ nguồn nước trên các sông trục chính và trong công trình thủy lợi các tỉnh ven biển vùng đồng bằng Bắc Bộ đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển nông nghiệp an toàn và cấp nước sinh hoạt; Xây dựng mô hình thí điểm bảo vệ nguồn nước và cải thiện chất lượng nước tại hệ thống công trình thủy lợi An Kim Hải phục vụ phát triển nông nghiệp an toàn và cấp nước sinh hoạt.

ThS. Hà Hải Dương báo cáo tại Hội thảo

Đánh giá thực trạng và dự báo khai thác, sử dụng nước và chất lượng nước trên các sông trục chính và trong các hệ thống công trình thủy lợi các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, TS. Hà Hải Dương cho biết, dự đoán tổng nhu cầu nước sẽ tăng khoảng 30% vào năm 2030, lưu vực sông sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng về nước vào năm 2030 - căng thẳng nước sẽ xảy ra nghiêm trọng tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Ba thách thức quan trọng đó là nâng cao hiệu quả sử dụng nước để đáp ứng nhu cầu nước ngày càng cao, đồng thời, nâng cao thu nhập trên mỗi đơn vị nước sử dụng; giảm các mối đe dọa do nước “quá ít, quá nhiều và quá bẩn”; cải thiện quản trị nước chính sách, thể chế và tài chính.

Chất lượng nước bị suy giảm và ô nhiễm có xu hướng gia tăng. Ô nhiễm đang tấn công nguồn nước mặt. Tỉ lệ nước thải đô thị và công nghiệp được xử lý còn thấp với phần lớn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn được xả thẳng vào nguồn nước. Các đoạn sông sạch trước đây chảy trong hay ven  thành phố đã trở nên ô nhiễm nặng. Mực nước biển dâng, cùng với sự suy giảm dòng chảy đã gây ra tình trạng xâm nhập mặn đối với nước mặt và nước dưới đất.

ThS. Nguyễn Đức Phong báo cáo tại Hội thảo

Theo kết quả phân vùng nước mặt, các sông trục chính có chất lượng nước đạt yêu cầu cho tưới tiêu nhưng các đoạn ven biển, cách cửa biển từ 21-28km bị mặn xâm nhập nên rất khó khăn cho công tác cấp nước. Chính vì vậy, nhóm thực hiện đề tài đã đề xuất các biện pháp cải thiện chất lượng nước mặt theo sông trục chính và hệ thống công trình thủy lợi; các giải pháp cơ chế chính sách và các giải pháp khoa học công nghệ. Có thể kể đến như giải pháp khoa học và công nghệ xử lý nguồn nước thải trồng trọt, nguồn nước thải chăn nuôi, nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản; nguồn nước thải sinh hoạt, nguồn nước thải làng nghề, nguồn nước thải y tế, ThS. Nguyễn Đức Phong cho biết.

Bên cạnh đó, Nhóm thực hiện Đề tài cũng đã đề xuất các giải pháp kiểm soát nguồn thải sinh hoạt, nông nghiệp, làng nghề, y tế; Đề xuất một loạt các giải pháp tổng hợp như hoàn thiện văn bản pháp luật, giải pháp phi công trình và công trình như xây dựng quy trình vận hành hệ thống nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước mặt, ngăn xâm nhập mặn; thành lập tổ chức quản lý môi trường nước; xử lý nước thải tại nguồn…

Tuy vậy, ThS. Nguyễn Đức Phong cho rằng các giải pháp quản lý và kiểm soát ô nhiễm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước vẫn còn một số tồn tại hạn chế, thách thức cần phải tập trung giải quyết như các vấn đề về quản lý môi trường nước liên vùng, liên tỉnh, kiểm soát ô nhiễm môi trường nước của các nguồn xả thải, vấn đề an ninh nguồn nước và ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn và cấp nước cho sinh hoạt.

ThS. Nguyễn Quang Vinh báo cáo tại Hội thảo

Theo ThS. Nguyễn Quang Vinh, sau khi đánh giá thực trạng và dự báo khai thác, sử dụng nước và chất lượng nước trên các sông trục chính và trong các hệ thống công trình thủy lợi các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như phân vùng chất lượng nước mặt, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành lựa chọn địa điểm triển khai mô hình, khảo sát, lựa chọn vị trí xây dựng mô hình. Kết quả lựa chọn địa điểm triển khai mô hình là xã Tân Tiến vì ở đây có nguồn nước thải sinh hoạt và sản xuất làng nghề bánh đa và Công ty TNHH MTV KTCCTL An Hải rất quan tâm và địa phương thực sự mong muốn xử lý ô nhiễm, tuyến thu gom và tiêu thoát nước thải cụ thể, quy mô nước thải phù hợp và điều kiện mặt bằng thuận lợi. Nhóm đề tài nhận thấy phù hợp với tiêu chí lựa chọn mô hình, khả thi để triển khai và quyết định áp dụng giải pháp xử lý phân tán bằng công nghệ sinh học Yếm - Hiếu khí kết hợp.

Qua 03 tháng vận hành, quá trình hoạt động của hệ thống đã ổn định. Kết quả đợt quan trắc lần thứ 5 và  6 cho thấy kết quả chất lượng nước đã khá tốt. Hầu hết các thông số đã đạt theo QCVN 14:2008/BTNMT - cột A, chỉ một số thông số khó kiểm soát như Coliform và Amoni đã xấp xỉ đạt tiêu chuẩn… ThS. Nguyễn Quang Vinh cho rằng mô hình hoạt động ổn định là cơ sở để phát triển, nhân rộng tới các khu vực có điều kiện tương tự để xử lý nước thải trong hệ thống CTTL An Kim Hải, góp phần giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nước trong hệ thống. ThS. Nguyễn Quang Vinh cũng đã đề xuất một số điểm có khả năng áp dụng, nhân rộng mô hình xử lý nước thải trong hệ thống công trình thủy lợi An Kim Hải.

ThS. Phí Thị Hằng báo cáo tại Hội thảo

ThS. Vũ Hải Nam báo cáo tại Hội thảo

Sau khi xây dựng thí điểm thành công mô hình, nhóm thực hiện đề tài đã đưa ra mô hình quản lý xử lý nước thải khu dân cư nhằm bảo vệ nguồn nước và cải thiện chất lượng nước thôn Nam Nông Xá, xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng cũng như xây dựng dự thảo quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi An Kim Hải nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.

Ý kiến góp ý: