TextBody
Huy chương 2

Hội thảo khoa học góp ý cho luận án Tiến sỹ kỹ thuật của NCS. Phạm Văn Ban

31/12/2020

Vừa qua, Cơ sở Đào tạo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học góp ý cho luận án tiến sỹ kỹ thuật của NCS Phạm Văn Ban với đề tài “Nghiên cứu chế độ tưới hợp lý cho cây hồ tiêu vùng Tây Nguyên”. Mã số: 9 58 02 12.

Tham dự Hội thảo khoa học có PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Phó Giám đốc đốc Viện phụ trách công tác đào tạo TS; TS. Nguyễn Tiếp Tân - Phó Giám đốc Viện PGS.TS. Đặng Hoàng Thanh - Trưởng Ban Tổ chức Hành chính, PGS.TS. Phạm Hồng Cường - Phó Trưởng Ban Tổ chức Hành chính và các thành viên là các thầy, chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực kỹ thuật tài nguyên nước.

Phát biểu tại Hội thảo, thay mặt Cơ sở đào taọ Viện, PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Phó Giám đốc Viện - Chủ trì Hội thảo đã thay mặt Viện cảm ơn các thầy cô đã đến tham dự Hội thảo. PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong cho biết, sau một thời gian dài nghiên cứu, được sự giúp đỡ của các thầy giáo hướng dẫn, luận án của NCS. Phạm Văn Ban đã hoàn thành. Hội thảo là buổi sinh hoạt học thuật để xin ý kiến các thầy, cô giúp NCS. Phạm Văn Ban và thầy giáo hướng dẫn có thể chỉnh sửa, hoàn thiện luận án về mặt khoa học, thực tiễn, tính mới, nội dung luận án trước khi bảo vệ Hội đồng cấp cơ sở.

Báo cáo tại Hội thảo về Dự thảo Luận án của mình, NCS. Phạm Văn Ban cho biết nhiều cây trồng đã được nghiên cứu trong nước và trên thế giới về chế độ tưới như lúa, ngô, bưởi, cam, cà phê, thanh long… nhưng cũng có một số cây vì lý do nào đó chưa được nghiên cứu đầy đủ, khoa học. Qua các tài liệu thu thập được cho thấy chế độ tưới cây hồ tiêu chưa được nghiên cứu trên thế giới và trong nước.

Hầu hết các cây lương thực, thực phẩm trong nước đều đã được nghiên cứu và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, xác định hệ số Kc, chế độ tưới, kỹ thuật tưới, riêng cây hồ tiêu hiện nay đang thực hiện theo kinh nghiệm địa phương và áp dụng các kết quả khảo nghiệm, trong đó đặc biệt độ ẩm đất giai đoạn phân hóa mầm hoa thì chưa được nghiên cứu.

Xét về vị thế cây hồ tiêu Việt Nam trên thế giới, Việt Nam là 1 trong 7 nước trên thế giới có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất, và 18 năm liền giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt tiêu. Đối với người dân, cây hồ tiêu đã trở thành cây “mũi nhọn chiến lược”, cây xóa đói giảm nghèo, cây làm giàu, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Xuất phát từ những lý do trên, NCS đã đề xuất nghiên cứu chế độ tưới cho cây hồ tiêu với mong muốn giúp cây hồ tiêu phát triển bền vững.

NCS Phạm Văn Ban cho biết Mục đích của Luận án là xác định được chế độ tưới hợp lý cho cây hồ tiêu giai đoạn kinh doanh vùng Tây Nguyên và đề xuất hệ số cây trồng Kc phục vụ tính toán thiết kế, quy hoạch thủy lợi cấp nước tưới cho cây hồ tiêu vùng Tây Nguyên.

Đối tượng nghiên cứu được NCS lựa chọn là chế độ tưới hợp lý cho cây hồ tiêu giai đoạn kinh doanh, hệ số cây trồng Kc, diễn biến độ ẩm đất, năng suất cây hồ tiêu.

Qua quá trình triển khai xác định các chỉ tiêu cơ bản của đất khu vực nghiên cứu; Chiều rộng và sâu bộ rễ, năng suất cây trồng; diễn biến ẩm của đất theo các công thức tưới; chế độ tưới hợp lý có xét đến sinh trưởng và năng suất cây trồng; hệ số Kc của cây hồ tiêu giai đoạn kinh doanh, NCS đã đưa ra một số kết luận chính, có thể kể đến như: Cây hồ tiêu kinh doanh có 2 giai đoạn sinh trưởng rõ rệt; giai đoạn phân hóa mầm hoa (người dân gọi là giai đoạn xiết nước) từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5, kéo dài từ 39-45 ngày; giai đoạn ra hoa tạo quả và thu hoạch từ giữa tháng 5 năm trước đến giữa tháng 3 năm sau, mỗi giai đoạn có một nhu cầu nước khác nhau, giai đoạn xiết nước không tưới hoặc tưới nhắp để độ ẩm đất thấp, cây sẽ phân hóa mầm hoa, là tiền đề cho việc nhú cựa, ra hoa tạo quả và năng suất cao; Các khoảng độ ảm đất thích hợp với đặc điểm sinh lý cây hồ tiêu kinh doanh đối với giai đoạn phân hóa mầm hoa (65-75)% và giai đoạn ra hoa, tạo quả và thu hoạch (80-100)%; Lượng nước cần hay gọi là lượng bốc thoát hơi nước của cây hồ tiêu từ 3,37-4,59mm/ngày; lớn nhất là các tháng 4, 5, 6 thời kỳ cây nhú cựa, mọc gié, ra hoa; nhỏ nhất là tháng 8 hàng năm.

Chế độ tưới hợp lý cho cây hồ tiêu giai đoạn kinh doanh. Tổng lượng nước cần từ 1.332mm đến 1.503mm/năm; Tổng mức tưới bình quân 1.790m3/ha/năm; Cây hồ tiêu giai đoạn kinh doanh, trong 1 năm sinh trưởng, hệ số cây trồng Kc phân chia theo 3 giai đoạn: Giai đoạn phân hóa mầm hoa (tháng 3 đến tháng 5) Kc từ 0,8 đến 1,02; Giai đoạn ra hoa tạo đến quả trưởng thành (tháng 6 đến tháng 12) Kc từ 1,11 đến 1,12; Giai đoạn quả chín và cho thu hoạch (tháng 1 đến tháng 2) Kc từ 0,93 đến 0,83; Đưa ra được công thức xác định mối quan hệ giữa lượng nước tưới và năng suất cây hồ tiêu vùng Tây Nguyên.

Ý kiến góp ý: