TextBody
Huy chương 2

Hội thảo khoa học góp ý cho luận án TSKT của NCS. Nguyễn Minh Ngọc

16/12/2021

Sáng ngày 15/12, Cơ sở Đào tạo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức trực tuyến Hội thảo khoa học góp ý cho luận án TSKT của NCS. Nguyễn Minh Ngọc với Đề tài “Nghiên cứu đặc trưng hình học của nước nhảy đáy trên lòng dẫn lăng trụ mặt cắt ngang hình thang”

Tham dự Hội thảo khoa học có PGS.TS. Phạm Hồng Cường - Phó Trưởng Ban Tổ chức Hành chính và bộ phận quản lý đào tạo của Viện; các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc chuyên ngành xây dựng công trình thủy.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS. Phạm Hồng Cường - Phó Trưởng Ban Tổ chức Hành chính cho biết NCS. Nguyễn Minh Ngọc là NCS của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam từ năm 2018 và dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Hoàng Tư An và PGS.TS. Phạm Hồng Cường. Qua thời gian học tập, nghiên cứu, NCS. Nguyễn Minh Ngọc đã dự thảo luận án tiến sỹ của mình do vậy Cơ sở đào tạo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam tổ chức buổi Hội thảo khoa học để xin ý kiến góp ý giúp NCS. Nguyễn Minh Ngọc hoàn thiện luận án của mình.

Được sự ủy quyền của GS.TS. Trần Đình Hòa - Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh chủ trì Hội thảo cho biết Hội thảo khoa học góp ý cho luận án TSKT của NCS là buổi sinh hoạt học thuật và mong muốn các thầy cô có mặt tại Hội thảo đóng góp nhiều ý kiến giúp NCS và thầy giáo hướng dẫn chỉnh sửa, hoàn thiện luận án của mình trước khi bảo vệ cấp cơ sở. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh đề nghị NCS. Nguyễn Minh Ngọc trình bày đầy đủ, ngắn gọn, tập trung vào các vấn đề chính và ghi chép đầy đủ các ý kiến của các thầy cô có mặt tại Hội thảo.

Báo cáo dự thảo luận án TS, NCS. Nguyễn Minh Ngọc cho biết: Nước nhảy là hiện tượng thủy lực trên các dòng chảy hở, khi có sự mở rộng đột ngột của dòng chảy theo chiều đứng từ trạng thái chảy xiết sang trạng thái chảy êm. Từ thế kỷ 20, các nghiên cứu về nước nhảy đã được mở rộng hơn về nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm và ứng dụng công nghệ tin học. Hiện nay, trên thế giới các nghiên cứu vẫn còn tiếp tục để đánh giá hoàn thiện hơn về nước nhảy. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu với các đặc điểm về nước nhảy và lòng dẫn khác nhau. Các nghiên cứu đã khai thác các đặc trưng cơ bản của nước nhảy với các điều kiện khác nhau, từ đó đã có những áp dụng thực tế mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực.

Các nghiên cứu đã khai thác các đặc trưng cơ bản của nước nhảy với các điều kiện khác nhau, từ đó đã có những áp dụng thực tế mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực. Các nghiên cứu nước nhảy đối với lòng dẫn có mặt cắt hình thang vẫn còn hạn chế, các nghiên cứu thường sử dụng mô hình kích thước nhỏ (độ rộng đáy 20cm) và khống chế nước nhảy sau cửa van.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu chuyên sâu áp dụng nước nhảy trên kênh hình thang cho công trình, đặc biệt là dòng chảy tự do qua đập vẫn còn ít và chưa thành hệ thống. Chính vì vậy, NCS. Nguyễn Minh Ngọc đã lựa chọn đề tài luận án “Nghiên cứu đặc trưng hình học của nước nhảy đáy trên lòng dẫn lăng trụ mặt cắt ngang hình thang” và cho rằng đây là bài toán cần thiết và có phạm vi ứng dụng rộng rãi.

Qua quá trình triển khai nghiên cứu, luận án đã tổng quan được các kết quả nghiên cứu nước nhảy trên kênh lăng trụ, đánh giá được các yêu tố  ảnh hưởng đến đặc trưng hình học của nước nhảy; Xây dựng được công thức tính độ sâu phân giới của dòng chảy ổn định không đều trên kênh hình thang cân; Nghiên cứu giải hệ phương trình Navier-Stokes, từ đó xây dựng công thức tính độ sâu dòng chảy khu xoáy của nước nhảy trên kênh có mặt cắt ngang hình thang cân, xây dựng được công thức tổng quát, bảng tính và biểu đồ xác định độ sâu khu xoáy. Bên cạnh đó, phát hiện và xử lý khu vực không ổn định của công thức tổng quát.

Dựa trên phương trình năng lượng, đã xây dựng được công thức bán thực nghiệm về xác định chiều dài khu xoáy của nước nhảy (kênh lăng trụ mặt cắt ngang hình thang cân, đáy bằng và mái dốc kênh m = 1); Trên dữ liệu thực nghiệm, xây dựng được 02 công thức thực nghiệm mới tính độ sâu khu xoáy và chiều dài khu xoáy của nước nhảy; Áp dụng mô hình Học máy “Rừng ngẫu nhiên” đối cơ sở dữ liệu nghiên cứu và của các tác giả khác, cho thấy các kết quả dự báo có độ chính xác cao và có thể ứng dụng trong thực tế sản xuất.

Ý kiến góp ý: