Hội thảo khoa học về đề tài khai thác cát trên hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
29/09/2014Ngày 25/9/2014, tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã diễn ra Hội thảo trong khuôn khổ Đề tài độc lập cấp Nhà nước "Nghiên cứu ảnh hưởng của việc khai thác cát đến chế độ dòng chảy, diễn biến lòng dẫn và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ công tác quản lý, quy hoạch khai thác cát hợp lý trên hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình", mã số ĐTĐL.2012-T/27 do PGS.TS. Phạm Đình - Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học sông biển làm chủ nhiệm.
Tham dự Hội thảo về phía cơ quan ngoài Viện có đại diện Bộ Khoa học Công nghệ, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đại diện các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh. Về phía Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có GS.TS. Trần Đình Hòa - Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, đại diện lãnh đạo Ban Kế hoạch Tổng hợp, lãnh đạo Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học Sông Biển và các nhà khoa học.
Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS. Trần Đình Hòa - Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã nêu rõ mục đích của cuộc Hội thảo được tổ chức lần này. Theo GS.TS, tình hình xói lở bờ sông Hồng và sông Thái Bình diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và kinh tế-xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng nguyên nhân chính là vấn đề khai thác cát trên sông Hồng và sông Thái Bình là chủ yếu, ảnh hưởng mạnh mẽ tới chế độ dòng chảy và môi trường ven sông. Việc khai thác cát là không xấu, nhưng khai thác cát như thế nào là hợp lý, GS. TS mong muốn, tại Hội thảo lần này các đại biểu tham dự sẽ được nghe chủ nhiệm đề tài báo cáo những kết quả nghiên cứu của Đề tài, những đóng góp có hiệu quả thực tế cho địa phương và lắng nghe các ý kiến góp ý của các đại biểu và các địa phương ở khu vực sông Hồng và sông Thái Bình.
Các đại biểu đã được nghe Chủ nhiệm Đề tài PGS.TS. Phạm Đình trình bày báo cáo tóm tắt một số kết quả thực hiện đề tài và định hướng và báo cáo thực trạng khai thác cát và nhu cầu cho những năm tới trên hệ thống sông Hồng do ThS. Nguyễn Ngọc Đẳng, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học Sông Biển trình bày.
Phát biểu tại Hội thảo, các đại biểu đã đánh giá cao các kết quả của nhóm thực hiện Đề tài đã đạt được trong 03 năm thực hiện, đồng thời cũng đưa ra một số ý kiến góp ý xác thực giúp cho Đề tài hoàn thiện thêm như bổ sung một số quyết định mới được Nhà nước ban hành; cập nhật, bổ sung nghiên cứu tổng thể toàn khu vực để có số liệu mới, chính xác hơn về trữ lượng cát thuộc các tỉnh ven sông Hồng và sông Thái Bình bao gồm số liệu thực tế và số liệu quy hoạch; cần có phương pháp, kỹ thuật khai thác cát phù hợp với đặc trưng của từng vùng; đưa ra yêu cầu kỹ thuật cụ thể, gắn với thực tiễn phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát; cần định lượng rõ khả năng khai thác cát theo nhu cầu và phân phối theo vùng; đề xuất quy trình cụ thể cho việc khai thác cát và biến đổi dòng chảy, đảm bảo an toàn cho mục tiêu thoát lũ...
Ý kiến góp ý: