TextBody
Huy chương 2

Hội thảo lần 2 Đề tài độc lập cấp quốc gia ĐTĐL.CN-14/20

21/04/2023

Sáng ngày 21/4/2023, tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã diễn ra Hội thảo lần 2 về giải pháp ứng phó với một số loại hình thiên tai chính gây mất ổn định tự nhiên khu vực hồ Ba Bể phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Đây là Hội thảo nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Đề tài Khoa học và Công nghệ độc lập cấp Quốc gia “Nghiên cứu các giải pháp ứng phó với một số thiên tai chính gây mất ổn định tự nhiên khu vực hồ Ba Bể phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương” do Bộ Khoa học và Công nghệ và tỉnh Bắc Kạn chủ trì.

Tham dự Hội thảo, về phía Bộ Khoa học và Công nghệ có Ông Chu Thúc Đạt - Vụ trưởng Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương; Đại diện Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước. Về phía tỉnh Bắc Kạn có Ông Lê Văn Thế - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; TS. Hoàng Ngọc Đường, Chủ tịch liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn; Đại diện Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thủy lợi.

Ngoài ra còn có Đại diện chuyên viên Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương - Bộ Khoa học và Công nghệ và các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Trường Đại học Thủy lợi, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Địa chất - Viện Hàn lâm và Khoa học Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Về phía Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có TS. Nguyễn Tiếp Tân - Phó Giám đốc Viện, lãnh đạo các Ban chức năng; đại diện một số đơn vị trực thuộc Viện và các cá nhân tham gia thực hiện Đề tài.

Hội  thảo do TS. Nguyễn Tiếp Tân - Phó Giám đốc Viện và Ông Lê Văn Thế - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn đồng chủ trì Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Tiếp Tân - Phó Giám đốc Viện cho biết Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp ứng phó với một số thiên tai chính gây mất ổn định tự nhiên khu vực hồ Ba Bể phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương” mã số ĐTĐL.CN-14/20 do Bộ Khoa học và Công nghệ và tỉnh Bắc Kạn đặt hàng. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam là cơ quan chủ trì. Đề tài có thời gian thực hiện từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2023.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các lưu vực sông đổ vào hồ Ba Bể: sông Năng, sông Tà Han, sông Bó Lù, sông Chợ Lèng và khu vực lòng hồ Ba Bể. Đề tài đã xây dựng được Mô hình cảnh báo sớm các loại hình thiên tai chính về Lũ quét, Sạt lở đất, bồi lấp lòng hồ, ngập lụt và Mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng thí điểm tại xã Đồng phúc, huyện Ba Bể.

Với Kết quả đã đã được của Đề tài, các kiến nghị đã được các cơ quan quản lý nhà nước và hộ dân vùng thử nghiệm đề xuất tại hội thảo lần 1 được tổ chức vào tháng 10 năm 2022 tại Bắc Kạn, việc nhân rộng mô hình là hoàn toàn khả thi. Mô hình cảnh báo có thể xây dựng thêm các mô-đun kết nối để áp dụng cho thành phố Bắc Kạn; Mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng có thể mở rộng diện tích trồng tại xã Đồng Phúc và các xã trong huyện Ba Bể, tạo ra vùng nguyên liệu tập trung cây dược liệu cho tỉnh Bắc Kạn

Hội thảo lần 2 được tổ chức là dịp để Chủ nhiệm và nhóm thực hiện Đề tài trình bày các kết quả nghiên cứu chính của Đề tài. Đồng thời là cơ hội để xin ý kiến góp ý của các cơ quan quản lý các cấp, nhà khoa học để hoàn thiện các sản phẩm của đề tài trước khi trình hồ sơ nghiệm thu chính thức tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn.

Báo cáo các kết quả chính của Đề tài đã đạt được, ThS. Trần Mạnh Trường - Chủ nhiệm Đề tài cho biết Đề tài đã xây dựng thành công mô hình cảnh báo sớm bồi lấp lòng hồ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; mô hình trồng rừng tại thôn Bản Chán, xã Đồng Phúc với 10 hộ dân, diện tích 3 hecta kết hợp cây dược liệu làm giảm thiểu xói mòn, bồi lấp lòng hồ.

Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu bao gồm số liệu mưa, lưu lượng, mực nước thu thập phục vụ tính toán các mô hình cho các loại hình thiên tai; hiện trạng các loại hình thiên tai; Số liệu nền về cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai, công trình thuỷ lợi; Các sản phẩm của đề tài (bao gồm các báo cáo kết quả nghiên cứu và bản đồ); - Số liệu khảo sát, đo đạc bồi lấp lòng hồ và các dữ liệu khác có liên quan trong quá trình thực hiện đề tài.

Khảo sát, đo đạc bồi lấp lòng hồ Ba Bể với 02 đợt đo vẽ mặt cắt địa hình lòng hồ Ba Bể tại 20 vị trí, đo vẽ mặt cắt ngang địa hình các sông: sông Năng, sông Bó Lù, sông Chợ Lèng, sông Tà Han; Khảo sát đo đạc thủy văn về lưu lượng, mực nước, nồng độ bùn cát tại các nhánh suối và sông chính bao gồm 2 trạm đo trên sông Năng (thượng nguồn và hạ lưu đổ vào hồ Tuyên Quang), 01 trạm đo tại sông Chợ Ten (Chợ Lèng); 01 trạm đo tại suối Ti Hong (Tà Han); 01 trạm đo tại suối Bó Lù (Khuổi Vào).

Đưa ra báo cáo đánh giá các thiên tai chính gây mất ổn định tự nhiên khu vực hồ Ba Bể. Trong đó phân tích, đánh giá hiện trạng lũ quét; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy; lũ, ngập lụt; và bồi lấp lòng sông, hồ khu vực hồ Ba Bể dựa vào Cấp độ rủi ro thiên tai, phân định mức độ thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.

Xây dựng được bộ bản đồ hiện trạng thiên tai tỷ lệ 1/10.000 đến cấp xã và bộ bản đồ phân vùng nguy cơ thiên tai do ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, bồi lấp lòng hồ tỷ lệ 1/10.000 đến cấp xã.

Xây dựng mô hình cộng đồng tham gia ứng phó với thiên tai với đầy đủ kế hoạch ứng phó phù hợp với tập quán của người dân được xây dựng theo quy mô cấp xã tại xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Tổ chức các lớp đào tạo cho 120 học viên là quản lý, người dân và đối tượng dễ bị tổn thương và phát hành tài liệu hướng dẫn.

Dựa trên nghiên cứu, đánh giá. Đề tài đã đưa ra được các giải pháp nhằm ứng phó, giảm thiểu các loại hình thiên tai trên khu vực hồ Ba Bể bao gồm các giải pháp tổng thể và giải pháp cụ thể cho từng loại hình thiên tai. Qua đó, 03 giải pháp nghiên cứu chuyên sâu được đề xuất thực hiện bao gồm trồng rừng, xây dựng hệ thống cảnh báo, bổ sung thiết bị quan trắc.

Ngoài ra Đề tài đã có 02 bài báo được đăng trên các Tạp chí chuyên ngành; Đào tạo 01 Thạc sĩ và 01 Thạc sĩ đã hoàn thành bảo vệ luận văn.

Tiếp theo bài báo cáo của ThS. Trần Mạnh Trường - Chủ nhiệm Đề tài, các đại biểu đã được nghe lần lượt các thành viên trong nhóm thực hiện trình bày về xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai khu vực hồ Ba Bể; Giới thiệu, chuyển giao hệ thống cảnh báo thiên tai trực tuyến; Kết quả mô hình trồng rừng kết hợp cây dược liệu, giải pháp nhân rộng.

Ý kiến góp ý: