TextBody
Huy chương 2

Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về Chương trình quan trắc môi trường nước lưu vực sông Cả - La

25/11/2013

Ngày 15/11/2013, tại Hà nội, Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng Cục Môi trường đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về Dự thảo Chương trình Quan trắc tổng thể môi trường nước lưu vực sông Cả-La, giai đoạn 2014-2018

Tham dự tại Hội thảo có các đại diện thuộc các Cục Vụ chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; các nhà khoa học, cán bộ quản lý của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Viện Sinh thái và Bảo vệ Tài nguyên, Trường Đại học Thủy lợi, Đại học Khoa học Tự nhiên và các cán bộ địa phương thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh, Trung tâm Quan trắc Môi trường Nghệ An, Hà Tĩnh.

Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên, có 109 sông chính, 16 lưu vực sông và tổng diễn tích các lưu vực sông lên đến 1.1167.000km2, trong đó phần lưu vực nằm ngoài diện tích lãnh thổ chiếm đến 72%. Lưu vực sông có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt cũng như của người dân trong lưu vực. Lưu vực sông Cả-La là một trong các lưu vực sông chính và quan trọng của Việt Nam. Những năm gần đây do nhiều nguyên nhân nên tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên và nghiêm trọng, gây tác động lớn đếnm ôi trường sinh thái và phát triển xã hội. Hiện nay vẫn chưa có chương trình quan trắc quốc gia nào trên bình diện toàn lưu vực ở đây.

Chương trình tổng thể quan trắc tổng thể môi trường nước lưu vực sông Cả-La giai đoạn 2014-2018 được Tổng Cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt giai đoạn 2014-2018 nhằm giám sát hiện trạng và theo dõi diễn biến chất lượng theo không gian và thời gian. Từ đó nhận dạng được các vấn đề môi trường bức xúc tại lưu vực sông, cung cấp các thông tin cần thiết về hiện trạng nhằm thực hiện nội dung quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường  nước, đặc biệt là môi trường nước cho các địa phương trên lưu vực sông Cả-La. Đây là Chương trình có tính mở, linh hoạt có thể đáp ứng khi có các biến động phức tạp về môi trường ở các địa phương thuộc lưu vực sông Cả-La và phù hợp với Chương trình và chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia.

 Mục tiêu chính của Chương trình đó là thiết kế và ban hành làm cơ sở cho việc duy trì thực hiện quan trắc môi trường lưu vực sông (LVS), phục vụ theo dõi, sám sát hiện trạng và diễn biến chất lượng nước trên bình diện toàn lưu vực. Xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc đảm bảo tính khoa học, hiện đại, khả thi, đảm bảo theo dõi hiện trạng và đánh giá diễn biến chất lượng nước trên toàn lưu vực.

Đối tượng quan trắc tập trung ở các vị trí ít chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất và sinh hoạt và các vị trí chịu tác động trực tiếp của các hoạt động sản xuất như khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, các vị trí phản ánh hiện trạng chất lượng nước. Chương trình được thiết kế với 48 điểm quan trắc, trong đó có 6 điểm nằm trên vị trí giáp ranh 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh là các vị trí điểm liền kề nhau và là những điểm nằm ở cuối hạ lưu lưu vực sông Cả-La trước khi đổ ra biển tại Cửa Hội.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Môi trường Hoàng Dương Tùng đã nhấn mạnh lại mục tiêu, nội dung của Chương trình và mong muốn qua Hội thảo sẽ thu nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia từ các lĩnh vực tài nguyên nước, thủy lợi và môi trường để tiến tới việc xây dựng lộ trình đánh giá chất lượng nước sông không dựa vào các quy chuẩn như hiện nay mà trong tương lai sẽ căn cứ vào mức độ kiểm soát ô nhiễm tổng lượng thải  (TMDL-Total Maximum Daily Loads) như các nước tiên tiến đang áp dụng.

Tại Hội thảo, Đóng góp vào Bản Dự thảo, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã bổ sung một số ý kiến cần thiết cho Chương trình quan trắc này như thời gian và tần suất quan trắc nên tập trung vào mùa kiệt, bản đồ thể hiện vị trí quan trắc và vị trí các công trình thủy điện, hồ đập, chỉ tiêu trầm tích đáy sau các hồ chứa thủy lợi thuộc lưu vực sông quan trắc.

Kết thúc Hội thảo, Chủ trì Hội thảo đã đánh giá cao ý kiến góp ý bổ sung của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, và cùng với các ý kiến góp ý khác, Dự thảo Chương trình quan trắc sẽ được bổ sung và chỉnh sửa để trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

Ý kiến góp ý: