Hội thảo Quốc tế thảo luận các kịch bản phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong quá khứ, hiện tại và tương lai
27/03/2019Ngày 20 tháng 3 năm 2019, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Hội thảo Quốc tế nhằm thảo luận các kịch bản phát triển Đồng bằng sông Cửu Long trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tham dự Hội thảo, về phía Quốc tế có các Giáo sư, chuyên gia về mô hình toán thủy lực, chuyên gia nông nghiệp và xã hội học đến từ 3 trường đại học Southampton, Hull và Exeter – Vương Quốc Anh: Prof. Craig Hutton; Prof. Stephen Darby; Prof. Andrew Nicolas…
Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Ông Vũ Viết Hưng Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình; Đại diện các cơ quan thuộc Bộ như: Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi (CPO), Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam; Phân viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam; Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp phía Nam; Trường Đại học Thủy lợi – cơ sở 2; Viện kỹ thuật Biển;
Về phía lãnh đạo các tỉnh vùng ĐBSCL có Ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp; Ông Đào Anh Dũng Phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ. Đại diện lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị: Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu; Lãnh đạo và chuyên viên Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu; Sở Khoa học công nghệ Long An; Lãnh đạo và chuyên viên Chi cục thủy lợi các tỉnh: TP. Cần Thơ, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Kiên Giang; UBND một số huyện vùng ven biển ĐBSCL;
Về phía các nhà khoa học có các giáo sư đầu ngành về lĩnh vực thủy lợi: GS.TSKH. Nguyễn Ân Niên; GS.TS. Nguyễn Tất Đắc; GS.TS Lê Mạnh Hùng, GS.TS.Tăng Đức Thắng và đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học thủy lợi, nông nghiệp tham dự.
Về phía cơ quan chủ trì Hội thảo có PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Hùng Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và Lãnh đạo các đơn vị, các nhà khoa học thuộc Viện.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. Hàng năm, ĐBSCL đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực và 90% sản lượng gạo xuất khẩu, hơn 70% sản lượng trái cây và 60% sản lượng thủy sản. Đồng bằng đang đứng trước những thách thức lớn do các tác động từ thượng nguồn và từ phía biển, ngoài ra sự phát triển nội tại trên chính đồng bằng hiện cũng đang và sẽ có rất nhiều biến động.
Hội thảo đã nghe Giáo sư Craig Hutton - Trường đại học Southampton trình bày về 4 Kịch bản/Mô hình phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL:
1. Phát triển thâm canh bền vững – dựa vào cộng đồng /hợp tác xã (HTX);
2. Kinh tế thương mại - thâm canh bền vững;
3. Sản xuất thâm canh kỹ thuật cao – cấp cộng đồng/ HTX;
4. Kinh tế thương mại- thâm canh kỹ thuật cao;
Đại diện các cơ quan và các nhà khoa học tham dự Hội thảo đã trao đổi, thảo luận, góp ý về các kịch bản/ mô hình phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL cho hiện tại và tới năm 2050. Các ý kiến thảo luận góp ý, trao đổi của các chuyên gia, các nhà khoa học tại buổi Hội thảo là tiền đề để các chuyên gia Quốc tế đưa ra các hoạch địch chính sách, chiến lược cho ĐBSCL trước các thách thức hiện nay.
Hội thảo đã kết thúc thành công vào lúc 11g30 cùng ngày.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Tin: Phòng Kế hoạch
Ảnh: Trung tâm NC Phát triển Hạ tầng kỹ thuật Nông thôn.
Theo www.siwrr.org.vn
Ý kiến góp ý: