TextBody
Huy chương 2

Hội thảo về khung chương trình đào tạo và khung kế hoạch đào tạo

13/01/2021

Chiều ngày 8/1/2021, tại Hà Nội, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Hội thảo về khung chương trình đào tạo và khung kế hoạch đào tạo. Đây là Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án “Cải thiện nông nghiệp có tưới WB7), gói thầu rà soát xây dựng khung kế hoạch, khung chương trình và tài liệu đào tạo quản lý, khai thác công trình thủy lợi”.

Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới WB7 của Ban Quản lý Trung ương các Dự án thủy lợi đã ký hợp đồng với Trung tâm PIM của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam về rà soát khung chương trình, tài liệu đào tạo về quản lý khai thác công trình thủy lợi. Đến nay, Trung tâm PIM cùng với đội ngũ chuyên gia tư vấn đã hoàn thành các bước theo các quy trình, thủ tục đối với Dự án WB7 các nhiệm vụ được giao. Nhiệm vụ 1 là nhiệm vụ về điều tra, khảo sát và đánh giá nhu cầu đào tạo; Nhiệm vụ thứ hai là nhiệm vụ về rà soát lại các khung chương trình tài liệu đã sẵn có, hiện nay đội ngũ tư vấn đã hoàn thiện và báo cáo với Ban Quản lý dự án; Chuyên gia tư vấn đã xây dựng được 04 Khung chương trình đào tạo cho 04 đối tượng khác nhau và đã lấy ý kiến của các chuyên gia WB7. Trên tinh thần các ý kiến của các chuyên gia WB7, đội ngũ chuyên gia tư vấn đã chỉnh sửa 04 Khung chương trình này. Theo đề nghị của Ban Quản lý Dự án WB7, Vụ Tổ chức Cán bộ, Tổng cục Thủy lợi, Trung tâm PIM, Nhóm tư vấn tổ chức Hội thảo nhằm xin ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học để chỉnh sửa, hoàn thiện trình các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt, thẩm định Khung Chương trình đào tạo và tiếp tục triển khai các công việc tiếp theo.

Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Thành Lệ - Phó Vụ trưởng Vụ Tô chức Cán bộ, đồng chí Nguyễn Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khai thác Công trình Thủy lợi, đồng chí Nguyễn Anh Tú - Phó Vụ trưởng Vụ An toàn đập - Tổng cục Thủy lợi; Đồng chí Trần Sỹ Minh - chuyên gia PIC của Dự án WB7; các chuyên viên của Vụ Tổ chức Cán bộ, Cục Quản lý Khai thác Công trình Thủy lợi, Vụ An toàn đập - Tổng cục Thủy lợi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; các đồng chí thuộc Dự án WB7.

Về phía Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có GS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Phó Giám đốc Viện; đại diện lãnh đạo Ban Kế hoạch Tổng hợp, Ban Tổ chức Hành chính; PGS.TS. Trần Chí Trung - Giám đốc Trung tâm PIM.

Các đại biểu có mặt tại Hội thảo đã được nghe nhóm tư vấn trình bày 04 khung chương trình đào tạo bao gồm (1) Khung chương trình đào tạo cho đối tượng là công chức, viên chức; (2) Khung chương trình đào tạo cho đối tượng là Nhân viên kỹ thuật, người trực tiếp vận hành công trình thuộc các công ty, đơn vị sự nghiệp; (3) Khung chương trình đào tạo cho đối tượng là cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật, người trực tiếp quản lý vận hành công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; (4) Khung chương trình đào tạo cho đối tượng là Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy lợi, chủ quản lý đập, hồ chứa thủy lợi, nhân viên kỹ thuật hoặc làm công tác quản lý, vận hành hồ, đập.

Theo Đại diện Nhóm tư vấn cho biết trong kế hoạch đào tạo sẽ chia thành 7 vùng (vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Miền núi Trung du phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ). Trên cơ sở 04 khung Chương trình được đề xuất, xây dựng ở trên nhóm sẽ chia theo 04 đối tượng đào tạo và 02 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2023: Đào tạo cụm, thí điểm, tập huấn TOT và đào tạo từ xa; Giai đoạn 2024- 2030: triển khai đào tạo trên cả 7 vùng miền, tới từng đối tượng cụ thể.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Phó Giám đốc Viện - Chủ trì Hội thảo cho biết, trên cơ sở đặt hàng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dựa trên năng lực, kinh nghiệm về đào tạo từ trước đến nay đã làm thông qua các dự án, nhiệm vụ, Viện đã hoàn thành việc biên soạn khung chương trình đào tạo. Mục tiêu chính là xây dựng được khung chương trình đào tạo cho ngành đặc biệt cho các cán bộ quản lý, vận hành các hệ thống công trình thủy lợi, an toàn đập…

Trong quá trình thực hiện, Viện đã bám sát Luật Thủy lợi, các Nghị định, văn bản dưới luật được ban hành liên quan đến yêu cầu về năng lực các đối tượng quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi, hồ, đập; cập nhật, bổ sung các nguồn tài liệu khác nhau để đưa ra Khung chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu.

Bên cạnh đó, Trung tâm Đào tạo của Viện ở Hòa Lạc hiện nay đã hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sử dụng. Trung tâm được trang bị đầy đủ, hiện đại để phục vụ cho nhu cầu đào tạo như Hội trường, các lớp đào tạo, phòng học, khu ký túc xá, nhà ăn và các hệ thống phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo. Thông qua Nhiệm vụ này, Viện mong muốn xây dựng chương trình đào tạo cho các đối tượng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý tại cơ sở của Viện tại Hòa Lạc trong tương lai gần. Trong đó một số khóa, chương trình đào tạo được tổ chức tại cơ sở đào tạo của Viện ở Hòa Lạc và một số khóa, chương trình khác tổ chức đào tạo từ xa phù hợp với các cán bộ địa phương, đa dạng về các hình thức đào tạo với mục đích thực hiện tốt công tác đào tạo cho cán bộ của ngành và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước, Bộ đã đầu tư cho cơ sở nghiên cứu đào tạo của Viện tại Hòa Lạc, PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong chia sẻ tại Hội thảo.

Ông Nguyễn Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khai thác Công trình Thủy lợi cho rằng để đưa ra được Khung Chương trình đào tạo cần phải xin ý kiến rộng rãi, không chỉ các đơn vị trực tiếp quản lý, đào tạo ở trung ương mà còn xin ý kiến từ các địa phương hoặc có thể tổ chức buổi Hội thảo mời các địa phương của 7 vùng miền đến dự, trao đổi và xin ý kiến.

Ông Trần Sỹ Minh - chuyên gia PIC của Dự án WB7 nói: “Làm thế nào để các học viên, đơn vị, cơ quan quản lý thủy nông thấy sự cần thiết khi tham dự Chương trình đào tạo và thu nhận được nhiều kiến thức hữu ích khi tham dự, đây chính là đỏi hỏi cao nhất khi đưa ra Khung chương trình này”. Do vậy, Ông cho rằng Chương trình cần thiết kế đơn giản, dễ hiểu, thiết thực và giải đáp các vướng mắc của các học viên; các chuyên đề trong Chương trình cần bám sát vào các lĩnh vực trong luật thủy lợi đã ban hành như công tác quản lý công trình, quản lý nước, quản lý kinh tế”.

Ông Nguyễn Anh Tú - Phó Vụ trưởng Vụ An toàn đập - Tổng cục Thủy lợi đề nghị bổ sung Nghị định 114 vào căn cứ pháp lý và nhóm tư vấn có thể dựa vào những nội dung 114 về đập quan trọng, đập lớn, đập vừa và nhỏ để đưa ra khung và chương trình phù hợp hơn; bổ sung thêm chuyên đề đập có điều tiết cửa van vào Chương trình đào tạo.

Ông Nguyễn Thành Lệ - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ đã đánh giá cao sự nỗ lực, tâm huyết của Nhóm tư vấn trong việc xây dựng Khung chương trình đào tạo cũng như kế hoạch, phân vùng đào tạo của Nhóm tư vấn đưa ra. Ông cho biết để ra được Khung chương trình cần bám sát vào 04 nhóm văn bản là văn kiện dự án, sổ tay thực hiện dự án, luật thủy lợi, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn luật thủy lợi, các văn bản khác liên quan và cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên; tôn trọng kết quả gói thầu và thực hiện theo nội dung hồ sơ trúng thầu.

Ông đề nghị Nhóm Tư vấn cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên đó là Khung chương trình, giáo trình đào tạo, kế hoạch đào tạo để thực hiện; Khung Chương trình đào tạo xây dựng cần phải gắn với vị trí việc làm. Ngoài ra, Ông đề nghị bổ sung thêm chuyên đề quản lý thủy văn; an toàn đập và hồ chứa; chuyên đề sự cố về đập; môi trường nước trong công trình thủy lợi; chuyên đề quản lý đất, quản lý rừng và tài sản gắn liền với công trình; chuyên đề quản lý, khai thác tổng hợp.

Ông cũng đưa ra 04 đối tượng cần được đào tạo đó là công chức, viên chức, lãnh đạo Công ty; Kỹ sư công trình có trình độ cao đẳng trở lên trong đó ưu tiên đối tượng đối với các công trình ở miền núi; Nhân viên kỹ thuật; Cán bộ cơ sở, cán bộ thủy lợi nội đồng…

Ý kiến góp ý: