Hội thảo “Quy định xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi”
28/06/2017Ngày 28/6/2017, tại Hà Nội, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam phối hợp với Tổng cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội thảo thảo “Quy định xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi”.
Tham dự Hội thảo có Ông Đồng Văn Tự - Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình và An toàn đập - Tổng cục Thủy lợi; PGS.TS. Đinh Vũ Thanh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường; PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Ông Phùng Chí Dũng - Phó Giám đốc Dự án ADB5; đại diện lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Thủy lợi, Công ty Quản lý Khai thác công trình thủy lợi các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Nam Định; đại diện cán bộ và chuyên viên của Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác Quốc tế - Tổng cục Thủy lợi; đại diện Trường Đại học Thủy lợi. Hội thảo do Ông Đồng Văn Tự - Vụ trưởng vụ Quản lý Công trình và an toàn đập - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đồng chủ trì. Mục đích của Hội thảo nhằm xin ý kiến góp ý về chi tiết từng nội dung của Dự thảo, từ đó chỉnh sửa, bổ sung trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành để các địa phương thực hiện. Ông Đồng Văn Tự - Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình và An toàn đập - Tổng cục Thủy lợi phát biểu khai mạc Hội thảo Theo PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương - Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường - Đơn vị thực hiện cho biết để có cơ sở cho Dự thảo Quy định xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi, Đơn vị đã tổ chức khảo sát tại 05 hệ thống thủy lợi của cả nước bao gồm hệ thống thủy lợi An Kim Hải (Hải Phòng), hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương), hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà (Hà Nam, Nam Định), hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít (Trà Vinh) và đánh giá lại thực trạng công tác quản lý nguồn thải, cấp phép xả thải, tình hình ô nhiễm nước ở 05 hệ thống thủy lợi này. Ngoài ra, Đơn vị cũng dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về hiện trạng công tác quản lý của các ngành tài nguyên và môi trường, ngành nông nghiệp trong vấn đề xả nước thải vào hệ thống thủy lợi và kinh nghiệm của các nước đặc biệt các nước có điều kiện tương tự như Việt Nam trong vấn đề về quản lý nguồn thải và cấp phép xả thải trong hệ thống thủy lợi. Đã có nhiều kết quả nghiên cứu quan trắc của ngành, tổng cục thủy lợi đánh giá về tình trạng ô nhiễm nước trong hệ thống thủy lợi tuy nhiên hiện nay tình trạng này ngày càng gia tăng, hiện tượng lúa chết, dân bỏ ruộng, cá chết, dân bỏ ao không nuôi cá… cũng đang bắt đầu diễn ra ở các vùng ô nhiễm nặng, trải dài khắp các hệ thống thủy lợi trong cả nước, PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương cho biết thêm. Đề cập đến tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý nguồn thải và cấp phép xả thải, PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương cho rằng đó là do sự chồng chéo trong văn bản quy định về thẩm quyền cấp phép xả thải giữa hai ngành nông nghiệp và tài nguyên môi trường, chồng chéo trong thực hiện giữa 2 ngành này ở các địa phương, thiếu sự phối hợp giữa 2 ngành trong quá trình thẩm định hồ sơ xin cấp phép xả thải vào hệ thống thủy lợi, quy định về thủ tục cấp phép giữa 2 ngành có sự khác biệt trên cùng địa bàn của tỉnh, các tỉnh khó khăn trong việc phân định giữa nguồn nào thuộc hệ thống thủy lợi, nguồn nào thuộc sông suối tự nhiên. Ngoài ra, mức xử phạt vi phạm xả thải theo Nghị định 139 của Chính phủ đối với các công trình thủy lợi, theo đại diện Đơn vị thực hiện là còn quá nhẹ so với các Quy định hiện hành như Nghị định 142, Nghị định 155, nhiều Doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt chứ không chấp nhận phương án xử lý nước thải và xin cấp phép xả thải. Qua khảo sát cho thấy, một số các cơ sở sản xuất và các cá nhân chưa nhận thức được trách nhiệm, một số doanh nghiệp không biết và không biết đến nơi nào đăng ký, một số cố tình, biết nhưng không làm và số còn lại là biết nhưng không đủ điều kiện để làm. PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương tin tưởng rằng Dự thảo “Quy định xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi” xây dựng sẽ phần nào khắc phục khó khăn, tồn tại trên để công tác quản lý nguồn thải, thực hiện cấp phép xả thải ở các địa phương được tốt hơn. Toàn cảnh Hội thảo Tiếp theo đó, PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương đã trình bày chi tiết các điểm mới. bổ sung trong Dự thảo này. Dự thảo có 26 mục chính ngoài phạm vi áp dụng, tài liệu viện dẫn, thuật ngữ và định nghĩa còn có các mục như: 1. Quy định chất lượng nước thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi 2. Thống kê nguồn thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi 3. Quan trắc nguồn thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi 4. Điều kiện xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi 5. Lấy ý kiến đại diện cộng đồng, tổ chức, cá nhân liên quan, công khai thông tin và điều kiện cấp phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi 6. Giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi 7. Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, điều chỉnh hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi 8. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép 9. Thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi 10. Thủ tục gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi 11. Quyền khiếu nại của tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép xả nước thải vào khai thác công trình thủy lợi 12. Cung cấp thông tin về giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi cho đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi 13. Trình tự, thủ tục đình chỉ hiệu lực giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi 14. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi 15. Kiểm tra, giám sát sau cấp phép xả thải vào hệ thống công trình thủy lợi 16. Xử lý các vi phạm xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi 17. Tăng cường trách nhiệm và quyền hạn trong thực hiện quản lý nguồn thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi đối với các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi 18. Tổ chức quản lý nguồn thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi 19. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong phối hợp thực hienej quản lý nguồn thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi 20. Phối hợp của các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trong quản lý nguồn thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi 21. Bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nước thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi 22. Nguồn kinh phí thực hiện quản lý nguồn thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi 23. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước
Ý kiến góp ý: