TextBody
Huy chương 2

Họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ

25/02/2019

Ngày 21/2/2019, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước trong hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải”  do PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương - Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường  chủ nhiệm.

Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu do PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Phó Giám đốc Viện làm chủ tịch Hội đồng.

Thay mặt nhóm thực hiện đề tài, PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương - Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường - Chủ nhiệm Đề tài đã báo cáo kết quả của Đề tài trước Hội đồng.

Theo Chủ nhiệm Đề tài, chất lượng nước trong hệ thống thỷ lợi Bắc Hưng Hải ngày càng gia tăng cả về phạm vi và mức độ. Bên cạnh đó, công tác quản lý vận hành tưới tiêu còn nhiều bất cập do nhiều cấp, nhiều địa phương cùng quản lý nên chưa có sự phối hợp, điều tiết trong vận hành các công trình tiêu nước thải, đặc biệt đối với các công trình tiêu nước thải với công suất lớn. Mặt khác, ngành thủy lợi được giao nhiệm vụ vận hành hệ thống thủy lợi để phục vụ tưới tiêu nhưng lại chưa được giao trách nhiệm cũng như chưa đủ năng lực để kiểm soát các nguồn thải vào hệ thống thủy lợi. Trong khi đó, việc xử lý các nguồn thải thuộc trách nhiệm của ngành tài nguyên và Môi trường và việc thực hiện còn nhiều rào cản, chưa thể giải quyết được. Từ những lý do trên, Chủ nhiệm cho biết Đề tài sẽ đặt ra mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm nước thông qua thực hiện các giải pháp đề xuất của đề tài phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.

Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng ô nhiễm nước, nguồn ô nhiễm nước và quản lý vận hành tưới tiêu trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải; Xây dựng được bộ công cụ dự báo ô nhiễm nước và các kịch bản ô nhiễm nước trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải; Đề xuất được các giải pháp công trình, tổ chức quản lý, phương án sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm nước, giảm thiểu thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Toàn cảnh buổi họp

Qua 30 tháng triển khai nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả chính như đã đánh giá được thực trạng ô nhiễm nước, nguồn ô nhiễm nước và quản lý vận hành tưới tiêu; xác định được các nguyên nhân gây ô nhiễm nước trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đó là chưa quản lý được nguồn xả thải vào công trình thủy lợi, do hạn chế về nhận thức của người dân và chủ nguồn thải, do tình trạng hạn hán thiếu nước làm gia tăng ô nhiễm, chưa có quy trình vận hành các cống xả thải để giảm thiểu ô nhiễm nước, do những bất lợi về đặc điểm địa hình, do năng lực công trình không đáp ứng yêu cầu tưới tiêu.

Đề tài cũng đã xây dựng được bộ công cụ dự báo ô nhiễm nước, 05 kịch bản ứng với phát triển kin h tế xã hội đến năm 2020, 06 kịch bản chất lượng nước ứng với vận hành hệ thống với các phương án đóng, các cống tưới, tiêu của hệ thống, 08 kịch bản chất lượng nước ứng với vận hành các công trình tiêu nước thải.

Đề xuất được danh mục các công trình cần được cải tạo, xây mới để giảm thiểu ô nhiễm nước bao gồm 18 công trình trong đó xây mới 07 công trình và cải tạo, nâng cấp 11 công trình.

Đề tài đưa ra một số phương án sản xuất để giảm thiểu thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp như chuyển đổi đất lúa, đất nuôi trồng thủy  sản trong vùng ô nhiễm nước sang đất phi nông nghiệp như xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, KCN, CCN…; chuyển đổi đất trồng lúa, nuôi trồng thủy sản sử dụng nhiều nước sang các loại cây trồng cạn sử dụng ít nước kết hợp khoa học công nghệ và sản xuất tập trung không chỉ hạn chế tác hại của ô nhiễm nước mà còn gia tăng giá trị sản lượng và nâng cao thu nhập của người dân trong vùng; giới thiệu một số mô hình chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng cạn phù hợp với vùng ô nhiễm nước và đạt hiệu quả cao cần được phổ biến và áp dụng.Đ

Đề xuất được các giải pháp tổ chức quản lý môi trường nước trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải như mô hình tổ chức quản lý môi trường nước, hoạt động của tổ chức quản lý môi trường nước, trách nhiệm quản lý môi trường nước, quy định quản lý nguồn thải xả vào hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.

Đề tài cũng đưa ra phương án sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm nước, giảm thiểu thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản  như phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong vùng ô nhiễm nước, một số kỹ thuật canh tác trong vùng nước ô nhiễm cũng như đã đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản áp dụng cho vùng nước ô nhiễm.

Sau khi nghe ý kiến của các phản biện, các thành viên Hội đồng. Thay mặt Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong kết luận: Đề tài đầy đủ về mặt số lượng, khối lượng, chủng loại các sản phẩm khoa học theo đề cương đã được duyệt, khối lượng thực hiện; báo cáo đầy đủ, logic, bao gồm đầy đủ các nội dung nghiên cứu, phương pháp tiếp cận, sử dụng tiên tiến, phù hợp; xây dựng được bộ công cụ dự báo ô nhiễm nước và các kịch bản; đề xuất được các giải pháp công trình và giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước để giảm thiểu ô nhiễm; xây dựng được các kịch bản ô nhiễm nước; các sản kết quả nghiên cứu có thể chuyển giao để tham khảo cho các nghiên cứu khác và có thể phục vụ cho sản xuất, có ý nghĩa và thực tế; có 04 bài báo đã được đăng trên tạp chí trong nước, vượt 01 bài; tham gia đào tạo cung cấp tài liệu và phương pháp nghiên cứu cho NCS...

Đề tài cần chỉnh sửa báo cáo tóm tắt, phần tổng quan; bổ sung các tài liệu liên quan đến công nghệ, dự báo; phân tích tổ hợp kịch bản giảm thiểu ô nhiễm hợp lý để xây dựng quy trình vận hành cống xả thải; trình bày rõ ràng hơn báo cáo đề xuất giải pháp kỹ thuật phương án sản xuất tổ chức quản lý để giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm nước; bổ sung TCVN 6663-3:2008 và ISO 5667-3:2003; đề xuất chặt chẽ hơn phần kết nối giữa tình trạng ô nhiễm, nguồn ô nhiễm và giải pháp; bổ sung phần tính toán mô phỏng xác định mức độ ảnh hưởng giảm thiểu của giá trị lưu lượng lấy vào hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải khi đề xuất các giải pháp công trình, các thông số nhám của mô hình thủy lực sau khi hiệu chỉnh và kiểm định; cần đưa các giải pháp theo nhóm và các giải pháp cần phù hợp với đánh giá thực trạng, cơ sở khoa học; bổ sung nguồn cơ sở dữ liệu, trích dẫn tài liệu tham khảo, chỉnh sửa lỗi chính tả, hình ảnh...

Chủ tịch Hội đồng yêu cầu Chủ nhiệm Đề tài chỉnh sửa, bổ sung theo những ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng.

Đề tài được đánh giá đạt yêu cầu để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiệm thu chính thức.

Ý kiến góp ý: