Họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia ĐTĐL.CN-62/15
17/12/2018Ngày 14/12/2018, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia “Nghiên cứu đề xuất các mô hình khai thác bền vững thấu kính nước nhạt trong các cồn cát ven biển phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm nước khu vực Bắc Trung Bộ”. Mã số: ĐTĐL.CN-62/15 do PGS.TS. Nguyễn Thành Công - Viện Thủy công chủ nhiệm.
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu gồm 7 thành viên do PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam làm chủ tịch Hội đồng. Dự buổi nghiệm thu còn có Ông Lê Đình Hanh - Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước - Bộ Khoa học và Công nghệ. Về phía Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có PGS.TS. Nguyễn Thanh Bằng - Trưởng Ban Kế hoạch Tổng hợp; ThS. Nguyễn Thu Thảo - Trưởng Ban Tài chính Kế toán. Chủ nhiệm Đề tài PGS.TS. Nguyễn Thành Công báo cáo kế quả thực hiện của Đề tài trước Hội đồng Thay mặt nhóm thực hiện đề tài, PGS.TS. Nguyễn Thành Công đã báo cáo tóm tắt các kết quả thực hiện của Đề tài. Theo Chủ nhiệm Đề tài, Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn sau 15 năm triển khai đến nay đã đạt được độ bao phủ 84% nước hợp vệ sinh cho các vùng nông thôn trên toàn quốc. Tuy nhiên, mức độ bao phủ về cấp nước giữa các tỉnh và càng vùng trong một tỉnh còn có sự khác biệt lớn. Riêng khu vực dân cư vùng ven biển Bắc Trung Bộ do có đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất và khí hậu nên là khu vực có rất nhiều khó khăn để đảm bảo nguồn và đáp ứng nhu cầu cấp nước. Đặc biệt với tình hình biến đổi khí hậu ngày một diễn ra nghiêm trọng, đã có rất nhiều vùng trong khu vực này thiếu nước đặc biệt vào mùa khô. Nước trong dải cồn cát ven biển Bắc Trung Bộ được xem như nguồn tài nguyên đặc biệt và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Mặc dù vậy, việc khai thác nước dưới đất trong khu vực các cồn cát ven biển phục vụ sản xuất, nuôi trồng thủy sản với các công nghệ như giếng đào, giếng khoan đơn... không theo quy hoạch và năng lực khai thác thực tế đã dẫn đến nguy cơ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên nước đồng thời tạo điều kiện cho xâm nhập mặn, thu hẹp vùng khai thác gây suy thoái nguồn, đe dọa nhiêu vùng dân cư sinh sống trên khu vực phân bố các dải cát ven biển. Hàng năm, trên 47.800 người dân trong số 77.200 người của 18 xã vẫn phải đối đầu với việc thiếu nước sinh hoạt, không đảm bảo chất lượng nước do nhiễm mặn... Bên cạnh đó, các điều tra đánh giá về nguồn nước nói chung tại khu vực chưa nhiều, trong đó mức độ tìm kiếm, thăm dò nước dưới đất chỉ mới được thực hiện ở những phạm vi hẹp và phân tán với mức độ chi tiết khác nhau, nguồn thông tin, số liệu về các đơn vị chứa nước dưới đất trong khu vực còn nhiều hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, ngày 02/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyêt Chương trình “Điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt cho các vùng cao, vùng khan hiếm nước” (Chương trình 264). Trong đó, mục tiêu thứ 2 của Chương trình là xây dựng một số mô hình công trình cấp nước đặc trưng phù hợp với điều kiện vùng núi cao, vùng khan hiếm nước, đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt bền vững an toàn. Nhằm thực hiện mục tiêu này, Bộ Khoa học và Công nghệ đã được giao thực hiện dự án “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý và cấp nước sạch thích ứng với điều kiện vùng cao, vùng khan hiếm nước”. Đề tài nghiên cứu đề xuất các mô hình khai thác bền vững thấu kính nước nhạt trong các cồn cát ven biển phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm nước khu vực Bắc Trung Bộ là một trong các đề tài được Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng nhằm giải quyết một phần trong số các mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình 264 đặt ra. Mục tiêu của Đề tài nhằm đánh giá được hiệu quả các mô hình khai thác nước dưới đất và tiềm năng các thấu kính nước nhạt trong các cồn cát ven biển Bắc Trung Bộ; xây dựng được mô hình khai thác phufh ợp, hiệu quả; đề xuất giải pháp bảo vệ các thấu kính nước nhạt trong các cồn cát ven biển Bắc Trung Bộ. Cũng theo Chủ nhiệm, để thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ của Đề tài cũng như Chương trình, Đề tài đã tiến hành triển khai nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phân bố các thấu kính nước nhạt trong các dải cát ven biển trên địa bàn nghiên cứu; đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước nhạt thấu kính trong các dải cồn cát ven biển thuộc phạm vi địa bàn nghiên cứu; đánh giá tài nguyên nước dưới đất trong các đới nước nhạt ven biển phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm nước khu vực Bắc Trung Bộ... Đề tài đã đạt được một số kết quả chính đó là đã thành lập được bản đồ khoanh vùng cho 11 thấu kính nước nhạt và đã đánh giá chi tiết tài nguyên nước cho các dải cồn cát này; phân tích đánh giá hiệu quả của các giải pháp công nghệ hiện tại đang khai thác nước trong các thấu kính nước nhạt và kết hợp với kết quả nghiên cứu tổng quan, kết quả nghiên cứu mô hình vật lý, mô hình số...; đề xuất ứng dụng 03 giải pháp khai thác bền vững nguồn nước trong các dải cồn cát ven biển Bắc Trung Bộ; đưa ra được định hướng các giải pháp khoa học công nghệ để cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho các xã khan hiếm nước trên địa bàn nghiên cứu; Đã ứng dụng kết quả nghiên cứu để xây dựng 02 mô hình thực tế, mô hình giếng tia tại xã Thạch Lạc - Thạch Hà - Hà Tĩnh đang cấp nước sinh hoạt cho 200 hộ dân và 01 mô hình giếng đứng kết hợp công trình thu nước nằm ngang cấp nước cho 200 hộ dân tại xã Gio Mỹ - Gio Linh - Quảng Trị. Chủ tịch Hội đồng PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam phát biểu Thay mặt Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam kết luận: Đề tài đầy đủ về mặt số lượng, khối lượng, chủng loại các sản phẩm khoa học theo đề cương đã được duyệt, khối lượng thực hiện; phương pháp nghiên cứu tiên tiến, hiện đại; các báo cáo có hình thức rõ ràng, hợp lý; đề tài đã tổng quan các vấn đề liên quan đến các nội dung nghiên cứu; sử dụng phương pháp nghiên cứu tiên tiến, hiện đại, phù hợp với đối tượng nghiên cứu; Đã tạo ra bộ cơ sở dữ liệu về thấu kính cát ven biển Bắc Trung Bộ; xây dựng thành công 02 mô hình khai thác bền vững thấu kính nước nhạt hợp lý về kinh tế kỹ thuật, thi công; các bản đồ phân bố thấu kính nước nhạt trong các cồn cát có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, có khả năng chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các cơ quan quản lý và thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất. Chủ nhiệm cần bố cục lại báo cáo tổng kết, bám sát mục tiêu đã đề ra và mục tiêu chuyển giao cho giai đoạn 2 của Chương trình 264; chỉnh sửa kết luận, kiến nghị; thuật ngữ, lỗi chính tả; bổ sung các kết quả đo địa vật lý, đo mặn trong lỗ khoan, thông tin về chất lượng nước ở 02 mô hình thí nghiệm; chỉnh sửa lại các bản đồ phân bố thấu kính nước nhạt, đánh giá trữ lượng, kết quả tính bổ cập bằng mô hình WETPASS; bổ sung các nội dung cần thiết để tăng giá trị tham khảo cho giai đoạn 2 như cơ sở dữ liệu, mô hình khai thác bền vững cụ thể cho từng vùng, giải pháp bảo vệ nước dưới đất, Chủ tịch Hội đồng PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt đề nghị. Chủ tịch Hội đồng yêu cầu Chủ nhiệm Đề tài chỉnh sửa, bổ sung theo những ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng. Đề tài xếp loại đạt.
Ý kiến góp ý: