TextBody
Huy chương 2

Họp Hội đồng tư vấn tự đánh giá kết quả đề tài cấp Quốc gia

24/10/2024

Sáng 21/10, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn đánh giá kết quả đề tài cấp Quốc gia “Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện các mô hình tổ chức quản lý, cơ chế chính sách nhằm vận hành bền vững các hệ thống khai thác nước phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng núi cao, vùng khan hiếm nước”, Mã số: ĐTĐL.CN-69-21 do TS. Nguyễn Tiếp Tân làm chủ nhiệm.

Hội đồng gồm có PGS.TS Nguyễn Thanh Bằng - Chủ tịch Hội đồng - Phó Giám đốc Viện và các thành viên trong Hội đồng.

Báo cáo các kết quả của Đề tài, Chủ nhiệm Đề tài TS. Nguyễn Tiếp Tân cho biết theo thống kê của Tổng cục Thủy lợi đến hết năm 2021, tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh là 88,5%, trong đó 51% sử dụng nước đạt Quy chuẩn 02:2009/BYT, khoảng 43,5% dân số nông thôn được cấp nước từ công trình cấp nước tập trung, khoảng 16.800 công trình với quy mô khác nhau. Mặc dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn theo chủ trương của Chính phủ ở nhiều vùng còn hạn chế, hiệu quả chưa tương xứng với nguồn lực đã đầu tư và mong mỏi của nhân dân. Vẫn còn một số vùng có tỷ lệ nước sạch đạt thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước, như: vùng Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, là những vùng có tỷ lệ cao về người nghèo, dân tộc thiểu số.

Hơn nữa, mô hình tổ chức quản lý vận hành các công trình cấp nước nông thôn ở các địa phương chưa có sự thống nhất. Nhiều mô hình hoạt động không hiệu quả, chậm được chuyển đổi, thay thế. Thực trạng công trình cấp nước tập trung nông thôn hoạt động chưa cao là do chưa có cơ chế chính sách, mô hình tổ chức quản lý phù hợp, công tác quản lý vận hành đang gặp nhiều khó khăn do hầu hết các khoản thu không bù đắp được các khoản chi dẫn đến công trình không được bảo trì đầy đủ, hư hỏng, thất thoát nước và người vận hành không có đủ thu nhập để duy trì việc tham gia công tác quản lý nước sạch.  Các chính sách về đầu tư, khuyến khích đầu tư, giá nước và mô hình tổ chức cũng đã được ban hành áp dụng tuy vậy các chính sách hiện tại hầu như chưa được thực thi cụ thể nên những tác động hay thúc đẩy hoạt động quản lý cấp nước nông thôn không rõ ràng.... Trước thực trạng trên Chính phủ cũng ban hành Quyết định số: 1978/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong đó coi đây là nhiệm vụ quan trong để bảo vệ và nâng cao chất lược sức khỏe của người dân nông thôn, tiếp cận với các tiêu chuẩn thành thị và bền vùng. Chiến lược chỉ rõ mục tiêu đến năm 2030 là đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

Từ những phân tích trên, Chủ nhiệm Đề tài khẳng định nghiên cứu đề xuất hoàn thiện các mô hình tổ chức quản lý, vận hành bền vững các hệ thống khai thác nước phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng núi cao, vùng khan hiếm nước là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu oàn thiện các mô hình tổ chức quản lý vận hành công trình CNSH nông thôn sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ triển khai thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Qua quá trình triển khai các nội dung nghiên cứu, Đề tài đã Đánh giá thực trạng quản lý công trình CNSH tập trung vùng núi cao, vùng khan hiếm nước;

Đề xuất được 03 mô hình tổ chức quản lý các hệ thống khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng núi cao, vùng khan hiếm nước bao gồm mô hình tổ hợp tác, mô hình Trung tâm Nước sạch & VSMTNT và mô hình Công ty khai thác công trình thủy lợi. Đề xuất 4 nhóm tiêu chí theo dõi và đánh giá hiệu quả các mô hình tổ chức quản lý, vận hành bền vững các hệ thống khai thác nước phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng núi cao vùng khan hiếm nước: Vận hành, bảo trì, bảo vệ công trình và đảm bảo chất lượng dịch vụ cấp nước; nhóm 3 về tài chính; nhóm 4 về sự tham gia của người sử dụng nước. Cách xác định các chỉ số đánh giá đơn giản, dễ thực hiện. Ngoài ra còn đề xuất phương pháp/ quy trình theo dõi và đánh giá hiệu quả các mô hình tổ chức quản lý các hệ thống khai thác nước phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng núi cao vùng khan hiếm nước.

Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ và thúc đẩy công tác tổ chức, bảo vệ và quản lý bền vững các hệ thống/công trình khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Các cơ chế chính sách được đề xuất dựa trên quy định trong các văn bản chính sách và kết quả phân tích CCCP bao gồm chi phí vốn đầu tư và nhóm chi phí quản lý vận hành.

Thành lập Tổ hợp tác quản lý, khai thác công trình CNSH Xuân Đại và kiện toàn Công ty TNHH MTV khai thác CTTL Đắc Nông. Các Tổ chức quản lý công trình cấp nước được thành lập cơ bản đáp ứng 4 nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý, khai thác nước dưới đất do đề tài nghiên cứu xây dựng, bao gồm các nhóm: Tổ chức quản lý; Công tác vận hành, bảo trì, bảo vệ công trình và chất lượng dịch vụ cấp nước; Tài chính; Sự tham gia của người sử dụng nước. Kết quả bước đầu cho thấy cả hai mô hình hoạt động hiệu quả và tương đối hiệu quả

Xây dựng cơ sở dữ liệu các mô hình tổ chức quản lý, vận hành bên vững các hệ thống/công trình khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng núi cao vùng khan hiếm nước: Cơ sở dữ liệu và hệ thống cơ sở thông tin WEB-GIS cập nhật phân cấp người dùng trực tuyến (thông tin về kỹ thuật, quy mô, loại hình khai thác, mô hình tổ chức quản lý, vận hành bền vững, ...của các hệ thống/công trình khai thác nước dưới đất); Hệ thống thông tin các công trình khai thác nước bao gồm một bộ cơ sở dữ liệu song hành cùng phần mềm WebGIS phân quyền cho người sử dụng…

Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các ủy viên phản biện, các thành viên trong Hội đồng, PGS.TS. Nguyễn Thanh Bằng - Chủ tịch Hội đồng đã đánh giá cao các kết quả của đề tài; Số lượng, khối lượng, chủng loại sản phẩm của đề tài đáp ứng đầy đủ so với đặt hàng trong hợp đồng đã ký kết; Nội dung báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt rõ ràng, đầy đủ các nội dung thể hiện được các kết quả nghiên cứu của Đề tài; Các nội dung trình bày đã bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ của thuyết minh Đề cương đã duyệt. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nội dung của đề tài được trình bày đầy đủ và rõ ràng; Phương pháp luận và cách tiếp cận có hàm lượng khoa học và thực tiễn. Các bản vẽ, thiết kế và sản phẩm trung gian đầy đủ.

Chủ nhiệm Đề tài cần chỉnh sửa lại kết cấu của báo cáo, bổ sung kết luận các Chương, chỉnh sửa phần kết luận để làm nổi bật những đóng góp của Đề tài; Làm rõ hơn tính cấp thiết của Đề tài, nội hàm của tính bền vững trong vận hành, quản lý công trình khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; chỉ rõ ưu nhược điểm, cơ sở đề xuất, điều kiện và tính khả thi khi áp dụng của 3 loại mô hình, tính bền vững của từng loại; chi tiết hơn chính sách giá với hỗ trợ chi phí, mối liên hệ giữa chi phí với giá; Cập nhật mới các văn bản pháp luật liên quan; Chỉnh sửa lỗi chính tả, từ viết tắt…

Chủ tịch Hội đồng đề nghị Chủ nhiệm Đề tài cần chỉnh sửa, bổ sung theo các ý kiến góp ý của Hội đồng, thông qua phản biện và chủ tịch hội đồng.

Đề tài nghiệm thu đạt.

Ý kiến góp ý: