TextBody
Huy chương 2

Họp nghiệm thu cơ sở Đề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ

07/01/2016

Ngày 06/1/2016, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu giải pháp công nghệ xử lý nền đất yếu bằng công nghệ trộn đất tại chỗ với chất kết dính vô cơ phục vụ xây dựng công trình thủy lợi” do TS. Phùng Vĩnh An - Viện Thủy công chủ nhiệm.

Theo chủ nhiệm, các miền đồng bằng và đồng bằng ven biển Việt Nam có đặc điểm là những vùng đất thâp và có cấu trúc nền gồm các loại đất yếu với khả năng chịu tải nhỏ, có tính nén lún lớn, bão hòa nước, có hệ số rỗng lớn, modun biến dạng thấp, lực chống cắt nhỏ. Đực biệt, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đất yếu ở đây còn chứa hàm lượng hữu cơ cao 2%~12% và có tính chua phèn hoặc thậm chí tồn tại cả hai đặc tính đó. Để xử lý đất yếu đã có nhiều nghiên cứu, biện pháp kỹ thuật khác nhau đã được đưa ra và ứng dụng. Tuy nhiên, cần một khoản kinh phí không nhỏ để xử lý đất yếu bằng các biện pháp này, chi phí chiếm từ 25%-30% giá thành xây dựng, ở một số trường hợp cá biệt có khi chiếm đến xấp xỉ 40%. Chính vì vậy, những nghiên cứu về đất yếu và các phương pháp xử lý đất yếu để tiếp cận với các công nghệ của thế giới là yêu cầu bắt buộc nhằm giảm giá thành công trình. Nhận thức được những vấn đề trên, trong lĩnh vực thủy lợi những năm gần đây đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ NN&PTNT và các cơ quan chức năng cho đầu tư nghiên cứu các công nghệ mới và những công nghệ này đã và đang góp phần không nhỏ trong việc giảm giá thành xử lý nền đất yếu.

Cũng theo chủ nhiệm, hiện nay theo quy hoạch thủy lợi đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã phê duyệt việc xây dựng các tuyến đê mới chiếm một khối lượng rất lớn, bao gồm cả đê xây mới và đê nâng cấp. Chúng có đặc điểm riêng và có những yêu cầu khắt khe cần đáp ứng như tuyến dài, tải trọng tương đối đều, không lớn, hầu hết đều nằm trên đất yếu; đòi hỏi thời gian thi công nhanh, không gây ô nhiễm; thiết bị phải có khả năng thi công trên đất yếu, không cần thiết bị phụ trợ. Những yêu cầu này, đòi hỏi phải có công nghệ mới để đáp ứng các mục tiêu trên. Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ gia cố khối để xử lý đất yếu phục vụ cho yêu cầu trên là nhu cầu cấp bách của thực tiễn sản xuất hiện nay.

Với mục tiêu đề xuất được nội dung ứng dụng giải pháp công nghệ, thiết bị đào trộn đất tại chỗ với chất kết dính vô cơ để xử lý nền đất yếu phục vụ xây dựng công trình thủy lợi, sau 24 tháng tiến hành triển khai nghiên cứu đề tài đã tiếp cận một công nghệ xử lý nền đất yếu hiện đại của thế giới để ứng dụng trong lĩnh vực thủy lợi. Đồng thời đã sáng tạo thêm hướng đi mới phù hợp với đặc thù Việt Nam, có thể kể đến như: (1) Đã nghiên cứu phương pháp tính toán xử lý nền đất yếu theo công nghệ gia cố ổn định khối để làm tài liệu xây dựng tiêu chuẩn. Đồng thời đã thực hiện nén trên mô hình vật lý tỷ lệ thực 1:1 để kiểm nghiệm và xác định một số hệ số cần thiết thiết; (2) Đã tiến hành nghiên cứu đặc tính cơ lý đất yếu của một số vùng điển hình đồng thời nghiên cứu sử dụng chất kết dính và phụ gia với các hàm lượng khác nhau làm cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ gia cố khối... (3) Đã xây dựng đề án chuyển giao công nghệ, phân tích làm rõ khả năng đáp ứng của thị trường ứng dụng công nghệ gia cố khối cũng như phân tích rõ ưu nhược điểm của công nghệ gia cố khối so với các công nghệ xử lý nền hiện có; (4) Đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở TCCS 04:2014/VTC - đây cũng là tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên về công nghệ gia cố khối ở Việt Nam và xây dựng thêm một tiêu chuẩn cơ sở khác TCCS 03:2014/VTC để phục vụ ứng dụng công nghệ khối block; (5) Xây dựng định mức đơn giá thi công trên hiện trường và thí nghiệm trong phòng cho công nghệ gia cố khối; (6) Dựa trên 02 TCCS trên đã áp dụng cho 01 công trình cụ thể; (7) Đã công bố tại Hội thảo và 02 bài báo đã đăng trên các Tạp chí chuyên ngành.

Hội đồng kết luận Đề tài đạt nghiệm thu loại khá và yêu cầu chủ nhiệm Đề tài cùng nhóm thực hiện chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện theo các ý kiến của các thành viên trong Hội đồng.

Ý kiến góp ý: