Kết quả bước đầu đánh giá hiệu quả giảm sóng của cấu kiện lăng trụ mặt bên khoét lỗ rỗng tròn
21/09/2020Tình trạng sạt lở bờ biển, suy thoái rừng ngập mặn vùng ĐBSCL đang diễn ra rất phức tạp và ngày một gia tăng. Một trong những nguyên nhân chính là do sóng biển, nước biển dâng … gây ra. Để ngăn chặn sạt lở, khôi phục lại rừng ngập mặn dải ven biển ĐBSCL, đã có nhiều loại dạng công trình bảo vệ trực tiếp, công trình giảm sóng gây bồi xa bờ. Mặc dù nhiều công trình đã mang lại hiệu quả tốt, xong khả năng nhân rộng còn rất hạn chế, do thiếu cơ sở khoa học. Với mục đích đánh giá hiệu quả giảm sóng của cấu kiện lăng trụ mặt bên khoét lỗ rỗng tròn, làm cơ sở cho việc tính toán thiết kế đê ngầm giảm sóng bằng cấu kiện này, tập thể tác giả đã tiến hành thí nghiệm mô hình vật lý trên bể sóng của Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam. Kết quả bước đầu thu được từ thí nghiệm là nội dung chính được trình bày trong bài báo.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Để xác định hiệu quả giảm sóng của đê phá sóng thì nhiều nghiên cứu đã được thực hiện với các kết cấu khác nhau. Md.Salauddin – 2015 đã tiến hành nghiên cứu trên mô hình vật lý hai chiều về cấu kiện Crablock cho thiết kế đê phá sóng. AFDN – 2017 đã tiến hành thí nghiệm mô hình vật lý 2 chiều đánh giá hiệu quả giảm sóng của cấu kiện kết cấu rỗng. R.Gutierrez và J. Lozano – 2013 thực hiện thí nghiệm mô hình vật lý 2D thiết kế cho đê phá sóng Coruña Outer Port (Tây Ban Nha). Dự án thiết kế đê phá sóng cảng Nghi Sơn – Thanh Hóa (2013) đã tiến hành thí nghiệm mô hình vật lý 2D và 3D để đánh giá hiệu quả giảm sóng và tính toán hư hỏng của công trình với cấu kiện Rakuna-IV. Các thí nghiệm đánh giá hiệu quả giảm sóng của các kết cấu đê phá sóng xa bờ đa phần được thí nghiệm trong máng sóng 2 chiều, đặc biệt ở Việt Nam thì các thí nghiệm đánh giá hiệu quả giảm sóng của đê phá sóng còn rất hạn chế.
Trong bài báo này, kết cấu được sử dụng cho đê chắn sóng là kết cấu rỗng, được làm bằng bê tông đúc sẵn và lắp ghép thành tuyến đê phá sóng. Việc đánh giá hiệu quả giảm sóng của cấu kiện kết cấu rỗng làm đê phá sóng đã được thực hiện bằng mô hình vật lý 3D trong phòng thí nghiệm của Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam.
Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả giảm sóng của tuyến đê phá sóng được lắp ghép bằng cấu kiện rỗng.
1. THÍ NGHIỆM
1.1. Cơ sở thí nghiệm
1.2. Đê phá sóng
1.3. Kịch bản thí nghiệm
2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Sự biến đổi sóng từ nước sâu vào nước nông
3.2. Hiệu quả giảm sóng
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tạp chí khoa học kỹ thuật Thủy Lợi và Môi trường số 4100011 “Nghiên cứu ảnh hưởng của đê ngầm và bão đê đến hiệu quả giảm sóng trên mô hình vật lý 2D - Nguyễn Viết Tiến; Thiều Quang Tuấn; Lê Kim Truyền”
[2] Design of low-crested (submerged) structures – an overview –Krystian W. Pilarczyk, Rijkswaterstaat, Road and Hydraulic Engineering Division, P.O. Box 5044, 2600 GA Delft, the Netherlands; k.w.pilarczyk@dww.rws.minvenw.nl
[3] Environmental Design of Low Crested Coastal Defence Structures “D31 Wave basin experiment final form-3D stability tests at AUU- by Morten kramer and Hans Burcharth”.
[4] 3D experimental study on a cylindrical floating breakwater system “Chun-YanJiaYu- ChanGUOaJieCuiaZhi-MingYuanabXiao-JianMaa”.
[5] Report 2D laboratory study and protection measures for LWD wave transmission at porous breakwaters on mangrove foreshore and large-scale near-shore sandbank nourishment
“AFD, SIWRR, European Union”.
[6] Hughes, A.S. (ed.), 1993. Physical models and laboratory techniques in coastal engineering.
[7] World Scientific, Singapore, 568 pp.
Xem bài báo tại đây: Kết quả bước đầu đánh giá hiệu quả giảm sóng của cấu kiện lăng trụ mặt bên khoét lỗ rỗng tròn
Ý kiến góp ý: