Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình mặt đá gốc đến khả năng trữ nước dưới đất trong các tầng chứa nước bở rời trầm tích đệ tứ vùng lưu vực sông Cái - Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
05/03/2015Ninh Thuận nằm gần trọn trong lưu vực sông Cái Phan Rang có 46 sông, suối chính và có 4 tầng chứa nước chính. Nếu đánh giá lượng sinh thủy hàng năm do mưa lớn gấp khoảng 10 lần so với nhu cầu sử dụng nước. Mặc dù, vùng nghiên cứu có nguồn nước cung cấp có khả năng chứa nước nhưng thường xuyên thiếu nước vào mùa khô.
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trữ nước dưới đất trong tầng chứa nước bở rời trầm tích Đệ tứ vùng lưu vực sông Cái Phan Rang trên cơ sở nghiên cứu phân chia kiểu địa hình đá gốc trong vùng thành 2 kiểu, gồm: bồn trũng cục bộ” và “dốc liên tục ra biển”. Kết quả cho thấy vùng có kiểu địa hình đá gốc dạng “bồn trũng cục bộ” có khả năng trữ nước tốt hơn.
GIỚI THIỆU
Tỉnh Ninh Thuận có diện tích tự nhiên khoảng 3.1 nghìn km2 [2]. Nếu đánh giá lượng sinh thủy hàng năm do mưa trong vùng khoảng 5,9 triệu m3 (tương đương 16,2 nghìn m3/ngày) lớn gấp khoảng 10 lần so với nhu cầu sử dụng nước. Trong vùng có 46 sông, suối có chiều dài từ 10km trở lên [3] thuộc hệ thống sông Cái Phan Rang và có 4 tầng chứa nước chính, 2 tầng không chứa nước (Đệ tứ không phân chia; Holocen; Pleistocen; Jura; tầng không chứa nước trong trầm tích phun trào Kreta (K), Magma xâm nhập Paleozoi – Mezozoi). Mặc dù, có nguồn nước cung cấp có hệ thống sông dày và các tầng chứa nước nhưng Ninh Thuận thường xuyên thiếu nước vào mùa khô. Vì vậy, hiện tượng này có thể do các nguyên nhân: đặc điểm cấu trúc tầng, phức hệ chứa nước; Dễ tiếp nhận nước thấm từ bề mặt và dễ thoát nước ra sông ra biển; Tiếp nhận nước mưa ngấm không nhiều do tầng chứa mỏng chỉ trữ được ít nước; hoặc lớp đất mặt thấm nước yếu nên hình thành dòng chảy mặt lớn và thoát ra biển nhanh do địa hình dốc. Để tìm lời giải thích cho các nguyên nhân nêu trên cần có nhiều nghiên cứu. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về kiểu địa hình bề mặt đá gốc ảnh hưởng đến khả năng trữ nước dưới đất trong tầng chứa nước bở rời trầm tích Đệ tứ trong vùng nghiên cứu.
Chi tiết bài báo xem tại đây: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình mặt đá gốc đến khả năng trữ nước dưới đất trong các tầng chứa nước bở rời trầm tích đệ tứ vùng lưu vực sông Cái - Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Tác giả: ThS. Nguyễn Minh Khuyến, KS. Đoàn Văn Long, KS. Bùi Công Du
Cục Quản lý Tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: