Kết quả nghiên cứu đề xuất bộ công cụ dự báo lũ, điều hành hồ chứa và quản lý ngập lụt hạ du cho lưu vực sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
28/12/2017Trong những năm gần đây, dưới tác động của mưa lũ cực đoan và biến đổi khí hậu, một vài hồ chứa đã thực hiện vận hành xả lũ gây ngập lụt vùng hạ du, ảnh hưởng đáng kể đến dân sinh - kinh tế, gây bức xúc và hoang mang trong dư luận. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có công tác quản lý vận hành và các công cụ tính toán hỗ trợ chưa đủ mạnh nên các chủ hồ còn lúng túng và bị động trong những tình huống khẩn cấp. Vì vậy, để giải quyết được các vấn đề này, trước mắt cần xây dựng các công cụ tính toán dựa trên những công nghệ hiện có để phục vụ công tác điều hành trong mùa lũ nhằm đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ lưu công trình. Bài báo trình bày và đề xuất một bộ công cụ đồng bộ, có khả năng dự báo lũ, điều hành hồ chứa và quản lý ngập lụt hạ du cho lưu vực sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Bộ công cụ này là những đề xuất bước đầu và có khả năng triển khai cho nhiều lưu vực khác.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính đến năm 2014, cả nước hiện có gần 7.000 hồ chứa thủy lợi, thủy điện đang hoạt động. Tuy nhiên, phần lớn các hồ chứa, nhất là các hồ thủy lợi vừa và nhỏ đã được xây dựng từ 30 đến 40 năm trước, số liệu tính toán, kinh nghiệm thiết kế, kỹ thuật thi công hạn chế nên khả năng vận hành chống lũ của nhiều hồ đập không còn phù hợp với điều kiện mưa lũ cực đoan hiện nay. Mặt khác, lực lượng quản lý, vận hành hồ còn mỏng, nhiều nơi không có đội ngũ đủ năng lực chuyên môn, thiếu kinh phí duy tu, bảo dưỡng nên nhiều hồ đã bị xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ sự cố.
Công tác quản lý nhà nước về an toàn đập của các Bộ, ngành, địa phương dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn lúng túng, bị động. Chất lượng quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là quy hoạch các hồ thủy điện nhỏ. Việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý an toàn đập của chủ đập chưa đầy đủ, nghiêm túc: nhiều chủ đập chưa thực hiện kiểm tra tính toán lại dòng chảy lũ, khả năng xả lũ, chưa lập phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập, chưa lập phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du. Nhiều hồ đập thiếu hệ thống quan trắc, chưa có hệ thống giám sát thông tin hồ chứa, chưa xây dựng hệ thống cảnh báo xả lũ cho vùng hạ du.[1]
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường và sự xuống cấp của công trình theo thời gian, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến mất an toàn hồ chứa. Nhất là trong một vài năm gần đây, một số hồ chứa ở miền Trung đã thực hiện xả lũ làm ngập lụt vùng hạ lưu gây thiệt hại đáng kể cho nhân dân và gây hoang mang trong dư luận thì vấn đề quản lý, đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ lưu đang là một thách thức lớn. Để có thể giải quyết được vấn đề này, trước mắt cần phát triển và trang bị cho các chủ hồ và các cơ quan chức năng các công cụ tính toán đủ mạnh, đó là những công cụ hỗ trợ ra quyết định.
Trong năm 2014, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học sông biển đã triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất bộ công cụ dự báo lũ, điều hành hồ chứa và quản lý ngập lụt hạ du cho lưu vực sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”. Đề tài đã tiến hành thực hiện và xây dựng được bộ công cụ đồng bộ nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn quản lý hồ chứa trong thời kỳ mùa lũ. Dưới đây là một số kết quả chính.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
II.1. Khái quát về bộ công cụ
II.2. Xây dựng bộ công cụ mô hình toán
II.3. Xây dựng bộ công cụ tích hợp
II.4. Các kết quả ứng dụng thử nghiệm
III. NHẬN XÉT, KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn hồ chứa nước
[2]. MIKE 11 Reference Manual, DHI, 2011
[3]. MIKE 21 FM Scientific Documentation, DHI, 2011
[4]. MIKE FLOOD User Manual, DHI, 2011
Xem bài báo tại đây: Kết quả nghiên cứu đề xuất bộ công cụ dự báo lũ, điều hành hồ chứa và quản lý ngập lụt hạ du cho lưu vực sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, ThS.NCS. Nguyễn Đức Diện
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học sông biển
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: