Kết quả nghiên cứu dự báo diễn biến lòng dẫn và chế độ thủy văn hạ du sông Lô - Gâm do ảnh hưởng của thủy điện Tuyên Quang
06/07/2015 Từ khi xây dựng, việc vận hành nhà máy thủy điện Tuyên Quang đã gây nên các biến động lòng dẫn và chế độ thủy văn hạ du. Bài báo dưới đây sẽ trình bày các kết quả tính toán về mức độ diễn biến lòng dẫn cũng như tác động xói phổ biến lan truyền xuống hạ du và biến động quan hệ Q-H vùng hạ du. Kết quả tính toán làm căn cứ để đề xuất các giải pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động bất lợi đối với kinh tế xã hội vùng hạ du. MỞ ĐẦU Trong khi diễn biến ở hạ du thuỷ điện Hoà Bình đã cho chúng ta những bài học lớn và vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc tồn tại thì việc đưa vào vận hành công trình thủy điện Tuyên Quang vào đầu năm 2007 lại tiếp tục gây ra những quan ngại về diễn biến ở hạ du. Trong đó, ngoài các diễn biến xảy ra đối với lòng dẫn sông Gâm, sông Lô còn có khả năng tác động đến diễn biến đoạn sông Hồng tính từ sau ngã ba Lô - Hồng. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu đánh giá dự báo biến động chế độ thủy lực và khả năng xói lở lòng dẫn hạ du thủy điện Tuyên Quang ở cả phạm vi tổng thể và cục bộ. Ngoài ý nghĩa khoa học về vấn đề xói phổ biến lan truyền sau hạ du của một công trình thuỷ điện, kết quả nghiên cứu nêu trong bài báo sẽ có ý nghĩa thực tiễn trong quản lý các hoạt động khai thác sử dụng lòng sông hạ du thuỷ điện Tuyên Quang. Có thể thấy, ở vùng hạ lưu đập Tuyên Quang, lòng sông bị xói hạ thấp xuống sẽ là tác nhân chính làm sạt lở bờ sông, làm mất ổn định các công trình ven sông như cầu, bến cảng, hệ thống đê chống lũ…. Mực nước ở hạ lưu hạ thấp sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các hệ thống thuỷ nông và giao thông thủy. Đặc biệt tại các vùng phân nhập lưu như Lô - Gâm, Lô - Chảy, Lô - Hồng nếu nằm trong trong phạm vi của xói phổ biến, chế độ thuỷ lực và lòng dẫn cũng bị thay đổi và lan truyền ra các nhánh sông theo các hiệu ứng của vùng phân nhập lưu. Một vấn đề nữa cũng cần phải quan tâm, đó là việc vận hành theo chế độ điều tiết phụ tải ngày đêm của thủy điện Tuyên Quang sẽ làm thay đổi đột ngột mực nước hạ lưu dẫn tới gia tăng mất ổn định bờ, gây sạt lở bờ vùng hạ lưu rất mạnh. Tuy nhiên, vấn đề nêu trên không đề cập trong phạm vi bài báo này mà cần có các nghiên cứu tiếp theo. Trong bài báo này sẽ phân tích và tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính về dự báo diễn biến lòng dẫn hạ du cũng như các biến động chế độ thủy văn thông qua các quan hệ Q-H ở hạ du sau khi thuỷ điện Tuyên Quang đi vào vận hành. I. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU I.1 Khái quát chung I.2 Đặc điểm địa hình lòng dẫn [2] II. TÍNH TOÁN DỰ BÁO DIỄN BIẾN LÒNG DẪN VÀ BIẾN ĐỘNG THỦY VĂN – THỦY LỰC HẠ DU THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG II.1 Nhiệm vụ nghiên cứu II.2 Thiết lập bài toán nghiên cứu [3,4] II.3 Kết quả tính toán KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Chi tiết bài báo xem tại đây: Kết quả nghiên cứu dự báo diễn biến lòng dẫn và chế độ thủy văn hạ du sông Lô - Gâm do ảnh hưởng của thủy điện Tuyên Quang Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, PGS.TS. Trần Xuân Thái, ThS. Hồ Việt Cường TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học Sông biển
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Ý kiến góp ý: