TextBody
Huy chương 2

Kết quả nghiên cứu giải pháp công trình bảo vệ bờ biển ổn định cửa sông Cà Ty - Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

15/01/2018

Từ năm 1993 đến nay nhiều công trình chỉnh trị cửa sông thuộc các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ được xây dựng để ổn định luồng lạch tàu thuyền ra vào cảng cũng như tránh trú bão. Một số công trình được xây dựng phát huy hiệu quả như cửa Lò (Nghệ An), cửa Tùng (Quảng Trị), Khánh Hải, Đông Hải, Cà Ná (Ninh Thuận).

Nét chung khi xây dựng những công trình chỉnh trị cửa sông khi đó chỉ dựa vào nguồn số liệu ít ỏi, thông qua một số kết quả tính toán bằng mô hình toán trong khi công tác thí nghiệm trên mô hình vật lý khi bố trí về vị trí, qui mô chưa được thực hiện đầy đủ. Chính vì vậy, nhiều cửa sông sau khi có công trình chỉnh trị thì tuyến luồng bị bồi  như cửa Tư Hiền (Thừa Thiên – Huế), Sa Huỳnh và Mỹ Á (Quảng Ngãi), Đà Nông (Phú Yên), cửa La Gi (Bình Thuận)… hoặc gây xói lở bờ biển ở khu vực gần cửa như cửa La Gi và Cà Ty - Phan Thiết (Bình Thuận).

Bài báo trình bày hiện tượng xói lở bờ biển sau khi có công trình chỉnh trị cửa sông, sử dụng mô hình toán  MIKE 21/3FM để nghiên cứu, đề xuất định hướng công trình để ổn định cửa sông ven biển và bờ biển khu vực cửa sông Cà Ty - Phan Thiết.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới có nhiều giải pháp công trình để ổn định cửa sông, nạo vét luồng lạch, bảo vệ bờ biển trực tiếp hay từ xa. Và để đầu tư xây dựng công trình thành công, tác động xấu đến môi trường xung quanh ít nhất, nhiều nước trên thế giới đã phải mất hàng chục năm nghiên cứu, kết hợp nhiều phương pháp như phân tích số liệu, tài liệu, ảnh viễn thám, mô hình toán, mô hình vật lý để bố trí công trình, quy mô hợp lý, kể cả kết cấu, vật liệu, biện pháp thi công. Nhiều công trình sau khi xây dựng vẫn phải điều chỉnh quy mô, vừa nạo vét tuyến luồng, chuyển cát.

Công trình ổn định cửa sông Cà Ty - Phan Thiết được xây dựng từ năm 1993-1997 và công trình khu neo đậu tránh bão cho tàu đánh cá cửa sông Phú Hải được xây dựng từ năm 2002 - 2010 đã cải tạo luồng chạy tàu phục vụ hàng ngàn tàu đánh bắt thủy hải sản tập kết, neo đậu và tiêu thụ sản phẩm, nơi neo đậu tàu thuyền trong mùa mưa bão. Sau khi hai công trình chỉnh trị cửa sông được xây dựng đã làm thay đổi sóng, dòng chảy, bùn cát vùng bờ biển lân cận công trình. Kết quả bờ biển phía Nam và lân cận của công trình bị xói lở mạnh, hàng trăm hộ dân thuộc các phường Lạc Đạo, Đức Long, Hưng Long, Phú Hài bị mất nhà cửa. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để tư xây dựng kè bảo vệ bờ biển: Kè thủy sản Nam Phan Thiết dài 1705 m, kè Đồi Dương dài 1628 m, kè Đức Long dài 1550 m (đã thi công được khoảng 700 m). Giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến đầu tư các kè Phú Hài 1300 m, kè xã Tiến Thành 5034 m khu vực lân cận cửa sông Cà Ty, cửa Phú Hài.

Vấn đề đặt ra là bờ biển của thành phố Phan Thiết có tiềm năng du lịch biển với nhiều bãi tắm nổi tiếng như Mũi Né, Hàm Tiến, Đồi Dương, Tiến Thành, nếu tiếp tục bảo vệ bờ biển bằng giải pháp “cứng hóa” sẽ kém thân thiện môi trường và làm giảm giá trị du lịch.

Bài báo trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu bằng mô hình toán  MIKE 21/3FM COUPLED là mô hình đã được ứng dụng trong nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, còn ở Việt Nam đã được sử dụng trong nhiều đề tài, dự án khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh [1, 2, 5, 6] để đề xuất giải pháp ổn định cửa sông Cà Ty, vùng bờ biển phụ cận. 

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

II.1. Xây dựng mô hình  

II.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình

II.3. Trường hợp tính toán

II.4. Kết quả tính toán

III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH CỬA SÔNG, VÙNG BỜ BIỂN CÀ TY – PHAN THIẾT

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1.]     Nguyễn Đức Vượng và nnk, dự án cấp tỉnh: “Quy hoạch công trình chống xói lở tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2011¸2020”, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Tp.Hồ Chí Minh, năm 2011.

[2.]     Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Duy Khang và nnk, đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu chế độ dòng chảy, phân bố bùn cát dải ven biển từ cửa sông Soài Rạp đến cửa Tiểu, đề xuất giải pháp chống sạt lở đê biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang”, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Tp.Hồ Chí Minh, năm 2012.

[3.]     Nguyễn Đức Vượng và nnk, đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới vào việc bảo vệ, phòng chống xói lở bờ vùng ven biển, cửa sông, hải đảo các tỉnh duyên hải miền Trung (từ Đà Nẵng trở vào) và Nam bộ”, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, năm 2010.

[4.]     Hồ sơ kè lấn biển thủy sản: “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng kè bảo vệ bờ biển phường Đức Long, Tp Phan thiết – Tỉnh Bình Thuận” thực hiện năm 2011.      

[5.]     Lê Đình Thành, Nguyễn Bá Quỳ & nnk, đề tài cấp nhà nước KC.08.07/06-10: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp ổn định các cửa sông ven biển miền Trung.” 

[6.]     Vũ Thanh Ca, Phạm Minh Long, “Nghiên Cứu các đặc trưng động lực, vận chuyển bùn cát và biến đổi bờ phục vụ tìm giải pháp bảo vệ bờ biển Đồi Dương, thành phố Phan Thiết, Tuyển tập công trình Hội nghị Khoa học Cơ học Thủy khí Toàn quốc năm 2006”.

[7.]     DHI, 2005, MIKE 11 - A modelling system for Rivers and Channels. DHI Software2005, DHI Water and Environment, H0rsholm, Denmark.

[8.]     DHI - MIKE 21/3 Couple Model FM, User Guide, DHI Software 2007, DHI Water and Environment, Denmark.


Xem bài báo tại đây: Kết quả nghiên cứu giải pháp công trình bảo vệ bờ biển ổn định cửa sông Cà Ty - Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Tác giả: ThS. Nguyễn Đức Vượng, ThS. Phạm Văn Đạt
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: