Kết quả nghiên cứu, kiểm nghiệm tràn thành mỏng dạng thanh để kiểm soát nước trên ruộng lúa
06/03/2017Kiểm soát chặt chẽ nước trên ruộng lúa theo chế độ tưới tiêu hợp lý góp phần cải thiện năng suất, tiết kiệm nước và chi phí sản xuất hoặc giảm phát thải khí nhà kính. Mặc dù vậy, thực tế sản xuất thì công tác quản lý nước trên mặt ruộng luôn gặp khó khăn vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có yếu tố về hạ tầng kỹ thuật.
Trong khuôn khổ bài báo này, nhóm tác giả thảo luận kết quả thử nghiệm một trong số các loại hình công trình kiểm soát nước trên mặt ruộng lúa, được Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi thiết kế, lắp đặt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công trình này hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi trên các hệ thống tưới lúa khác có điều kiện tương tự.
I. GIỚI THIỆU
Mô hình sản xuất xanh gắn với nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp đang là xu hướng tiếp cận chung của thế giới. Ở Việt Nam, cơ sở khoa học (bao gồm cả khoa học tưới tiêu) để đặt nền móng cho mô hình sản xuất này đã được khẳng định từ nhiều thập kỷ qua. Áp dụng công thức tưới nông-lộ-phơi cho cây lúa có thể tăng khoảng 10 đến 15% năng suất lúa [1]. Vận hành hệ thống tưới hợp lý có thể giảm được 14 đến 21% chi phí quản lý trong khi năng suất cây trồng không giảm [3]. Theo Nguyễn Việt Anh (2014), tưới theo công thức nông-lộ-phơi cũng có thể tiết kiệm từ 17 đến 32% lượng nước tưới, giảm phát thải khí nhà kính từ 18 đến 34% so với trường hợp tưới ngập thường xuyên [2]. Rõ ràng, đảm bảo chế độ nước hợp lý nước trên mặt ruộng rất có ý nghĩa về mặt kinh tế và môi trường. Mặc dù vậy, cho đến nay hầu hết các nghiên cứu mới được triển khai trên chậu, vại hoặc trên đồng ruộng nhưng ở quy mô rất nhỏ. Kết quả nghiên cứu này chưa được áp dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có hạ tầng kỹ thuật và phương tiện quản lý.
Kinh nghiệm cho thấy rằng, công trình thủy nông tại mặt ruộng cần đảm bảo các tiêu chí: i) đơn giản, dễ xây dựng, dễ vận hành, chi phí thấp; ii) độ linh hoạt và chính xác nằm trong giới hạn chấp nhận được; iii) ít ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống. Thực tế đồng ruộng ở Việt Nam, hạ tầng thủy lợi rất nghèo nàn, hoặc không có, hoặc không đáp ứng được yêu cầu điều tiết và quan trắc nước sử dụng.
Triển khai đề tài nghiên cứu về công nghệ quản lý, chế độ canh tác lúa cải tiến nhằm tiết kiệm nước, tăng năng suất và giảm thải khí nhà kính, Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi đã thử nghiệm thiết kế và xây dựng một số công trình kiểm soát nước mặt ruộng, bao gồm: tràn thành mỏng dạng thanh để kiểm soát nước mặt ruộng (vừa làm nhiệm vụ điều tiết nước, đồng thời chúng cũng được sử dụng làm công trình đo nước), điều tiết nước tự động. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng đã đáp ứng rất tốt yêu cầu quản lý nước mặt ruộng của nhân dân xã An Lâm, Nam Sách, Hải Dương. Trong khuôn khổ bài báo này, nhóm tác giả chỉ tập trung giới thiệu kết quả nghiên cứu, thử nghiệm tràn thành mỏng dạng thanh để kiểm soát nước tưới, tiêu trên ruộng lúa.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đo vẽ hiện trường
2.2. Phương pháp thống kê
2.3. Phương pháp xác định Qtt và Qđo
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thông số thiết kế của tràn thành mỏng dạng thanh
3.2 Kết quả kiểm nghiệm tràn thành mỏng dạng thanh
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Đình Thỉnh,1984. Chế độ, kỹ thuật tưới cho lúa xuân, lúa mùa trên đất phù sa trung tính ở vùng đồng bằng sông Hồng. Tuyển Tập Công Trình Nghiên Cứu Thuỷ Nông Cải Tạo Đất. Viện Khoa học Thuỷ lợi.
[2]. Nguyễn Việt Anh, 2014. Quản lý nước mặt ruộng nhằm giảm thiểu khí nhà kính tại Phú Xuyên và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Tuyển tập báo cáo. Hội thảo quốc tế & họp thường niên Mạng lưới INWEPF lần thứ 11. Hà Nội, 2014.
[3]. Trần Văn Đạt, 2007. Nghiên cứu đề xuất quy trình vận hành trạm bơm Như Quỳnh nhằm mạng lại hiệu quả, giảm chi phí vận hành và tiết kiệm nước. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Thuỷ lợi.
[4]. Trường Đại học Thủy lợi, 2006. Giáo trình Thủy lực - Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
[5]. FAO, 1993. Irrigation water management: Structure for water control and distribution. Training mannual No.5. Rome, 1993. 67 pages.
Xem bài báo tại đây: Kết quả nghiên cứu, kiểm nghiệm tràn thành mỏng dạng thanh để kiểm soát nước trên ruộng lúa
Tác giả: TS. Trần Văn Đạt, Th.Doãn Quang Huy
Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: