TextBody
Huy chương 2

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chọn chiều cao đập và chiều dài bậc khi xả lũ thi công qua đập đá đổ đang thi công

30/08/2017

Trong xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện lớn thời gian dẫn dòng thi công kéo dài vài ba năm; do đó khi xả lưu lượng dẫn dòng thi công vào mùa lũ qua cống hay tuynel ... sẽ rất tốn kém. Vì vậy, một số nước đã nghiên cứu và áp dụng biện pháp xả lũ thi công qua đập đang thi công. Bài viết nêu một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm chọn cao trình đỉnh đập và chiều dài bậc nước khi xả lũ thi công qua đập đá đổ đang thi công.

I. MỞ ĐẦU

Có rất nhiều phương án dẫn dòng thi công khác nhau như: dẫn dòng thi công qua hầm (tuynel), qua kênh dẫn, qua cống dẫn dòng, qua lỗ chừa lại trên thân đập ... Phương án dẫn dòng qua cống/(tuynel), đập bê tông và đập đá đổ đang thi công (đắp dở) là một giải pháp rất khả thi, phù hợp với các công trình có lưu lượng mùa kiệt và mùa lũ chênh lệch nhau nhiều (bảng 1)

Trong mùa kiệt, khi lưu lượng về nhỏ, toàn bộ được xả về hạ lưu qua cống (tuynel). Nhưng khi lũ về, một phần lưu lượng được xả qua cống, phần còn lại được xả qua một đoạn đập đang thi công (đắp dở) tại một cao trình đã định. Khi đó cống và đập làm việc kết hợp để tháo lũ thi công cho công trình.

Bảng 1 cho thấy lưu lượng mùa lũ gấp nhiều lần lưu lượng mùa kiệt. Nếu dùng công trình dẫn dòng xả lũ thi công mùa kiệt để xả lũ thi công mùa lũ thì phải làm nhiều cống hay tuynel sẽ tốn kém kinh phí và thi công lại phức tạp.

Do đó xả lũ thi công kết hợp qua cống (tuynel) và đập bê tông hay đá đổ đang thi công (đắp dở) đem lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật lớn.

Tuy nhiên do chưa có nhiều tài liệu tham khảo để tính toán thiết kế xả lũ thi công qua đập đá đổ đang thi công (đắp dở), vì vậy thường phải qua thí nghiệm để chọn phương án hợp lý.

 Mục đích nghiên cứu là chọn được cao trình đỉnh đập đoạn đập đá đổ đắp dở hợp lý, xác định kết cấu bậc nước khi xả lũ thi công trên mô hình lòng cứng cho sơ đồ đập chính chịu lực là chính.

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH

2.1. Mô hình hóa

2.2. Chế tạo mô hình

2.3. Khái quát nội dung nghiên cứu

2.4. Kết quả nghiên cứu thí nghiệm

III. KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

3.1. Kết luận

3.2. Những vấn đề cần nghiên cứu tiếp


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].     Qui phạm tính toán thủy lực đập tràn QP.TL.C-8-76, Bộ thủy lợi năm 1977.

[2].     X.V.IZBAS, thủy lực chặn dòng sông, NXB khoa học kỹ thuật năm 1974

[3].     Viện Năng Lượng (2002), Báo cáo kết quả thí nghiệm mô hình công trình thủy điện Tuyên Quang.

[4].     Viện Khoa học Thuỷ lợi (2004), Báo cáo kết quả thí nghiệm mô hình các công trình dẫn dòng và tuynen xả lũ công trình Cửa Đạt, Thanh Hóa.

[5].     Trần Quốc Thưởng, (2005): Thí nghiệm mô hình thủy lực - NXB xây dựng, Hà Nội.

[6].     Trần Quốc Thưởng (2008): Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước mã số 6-201J

[7].     Giang Thư và nnk, Xả lũ thi công qua công trình xây dựng dở trong xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện. Tạp chí KH&CN thủy lợi - Viện KHTLVN số 4-2011.

[8].     Giang Thư và nnk, Nghiên cứu thực nghiệm xả lũ thi công qua đập đá đổ đang thi công công trình thủy điện Tuyên Quang. Tạp chí KH&CN thủy lợi - Viện KHTLVN số 13-2013.

[9]      TCVN 9610: 2012, công trình thủy lợi – yêu cầu thiết kế dẫn dòng trong xây dựng.


Xem bài báo tại đây: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chọn chiều cao đập và chiều dài bậc khi xả lũ thi công qua đập đá đổ đang thi công

Tác giả: ThS. Phạm Anh Tuấn, ThS. Tô Vĩnh Cường
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học sông biển

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: