TextBody
Huy chương 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng và các giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi hộ gia đình và trang trại nhỏ ở một số tỉnh miền Bắc

14/01/2016

Kết quả điều tra hiện trạng quản lý môi trường trong chăn nuôi tại 6 tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và Hà Nam cho thấy, chăn nuôi hộ gia đình chiếm 91,6%, trang trại chiếm 8,3%, chăn nuôi tập trung công nghiệp chỉ có 0,001%; Tỷ lệ chất thải chăn nuôi được xử lý ước tính đối với phân gia súc là 52%, nước thải gia súc 61,1%, phân gia cầm khoảng 23,3%.

Một số tồn tại trong quản lý môi trường chăn nuôi ở các tỉnh điều tra như: Chưa có các qui chế, biện pháp chế tài để huy động và bắt buộc người chăn nuôi thực hiện. Nhận thức của người dân về trách nhiệm trong bảo vệ môi trường chăn nuôi còn hạn chế. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh để khử mùi hôi, xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón nông nghiệp chưa được chú trọng…Trên cơ sở kết quả đánh giá những tồn tại về quản lý môi trường trong chăn nuôi, bài viết cũng đề xuất một số biện pháp huy động cộng đồng quản lý môi trường trong chăn nuôi hộ gia đình và trang trại nhỏ ở khu vực miền Bắc như: (i) Giải pháp về chính sách; (ii) tổ chức quản lý môi trường trong chăn nuôi; (iii) Giải pháp công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi; (iv) Giải pháp truyền thông để nâng cao nhận thức của người chăn nuôi

I. MỞ ĐẦU

Với đặc thù chăn nuôi của nước ta chủ yếu trong các nông hộ, phân tán trong khu dân cư, các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ phát triển tự phát, chưa có qui hoạch đồng bộ, xây dựng ngay trong vườn nhà, trong thôn xóm, đặc biệt là người chăn nuôi chưa nhận thức đúng và chưa quan tâm đến xử lý chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường tự nhiên. Mặc dù, trong những năm gần đây, có nhiều dự án đầu tư cho lĩnh vực môi trường trong chăn nuôi như dự án khí sinh học do Hà Lan tài trợ, chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vẫn còn là những vấn đề cần được quan tâm. Kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại 6 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nam, Hải Dương, Hà Nội và Bắc Ninh sẽ là cơ sở đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi hộ gia đình và trang trại nhỏ ở một số tỉnh miền Bắc.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1- Đối tượng nghiên cứu

- Các biện pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi gia súc, gia cầm qui mô hộ gia đình và chăn nuôi gia trại, trang trại là các loại hình chăn nuôi đang phổ biến ở khu vực miền Bắc 

- Địa điểm nghiên cứu: Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường trong chăn nuôi tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nam, Hải Dương, Hà Nội và Bắc Ninh

2.2- Phương pháp nghiên cứu

(i) Lập mẫu phiếu điều tra xác định các thông tin điều tra

(ii) Tổ chức các nhóm khảo sát thu thập tài liệu tại cấp tỉnh, huyện, xã

- Khảo sát cấp tỉnh: Thu thập tài liệu, thông tin về chủ trương, định hướng, các chính sách về quản lý môi trường chăn nuôi tại các cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

- Khảo sát cấp huyện: Chọn 1 huyện có chăn nuôi phát triển và tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày gia tăng để thu thập các tài liệu về hiện trạng quản lý môi trường trong chăn nuôi, các loại hình chăn nuôi. Thu thập thông tin tại phòng khuyến nông, phòng kinh tế (Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

- Khảo sát cấp xã: Chọn một xã đại diện cho huyện để thu thập các tài liệu về tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, phỏng vấn cộng đồng để đánh giá nhận thức và khả năng tham gia của cộng đồng trong quản lý môi trường chăn nuôi

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1- Kết quả điều tra hiện trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm

3.2- Kết quả điều tra về hiện trạng quản lý môi trường trong chăn nuôi gia súc, gia cầm

3.3- Đánh giá chung về công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi ở các tỉnh điều tra

IV. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng quản lý môi trường trong chăn nuôi các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Hà Nội, Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, năm 2011

[2]. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ số 10/ 2008/ QĐ-TTg ngày 16/ 01/ 2008.

[3]. Sổ tay sử dụng khí sinh học thuộc dự án chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam 2007 – 2012, Cục chăn nuôi – Bộ NN và PTNT.

[4]. Thực trạng quản lý chất thải trong chăn nuôi. Báo cáo của Cục chăn nuôi tại hội thảo “Thực trạng quản lý chất thải và vệ sinh môi trường nông thôn các tỉnh miền Bắc:. Hà Nội, tháng 10/2009.


Xem chi tiết bài báo: Kết quả nghiên cứu thực trạng và các giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi hộ gia đình và trang trại nho ở một số tỉnh miền Bắc

Tác giả:  PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương, ThS. Vũ Quốc Chính,
ThS. Nguyễn Thị Hà Châu, CN. Lê Văn Cư

Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI  

Ý kiến góp ý: