Kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở bờ sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam
05/09/2018Trong những năm gần đây, hiện tượng sạt lở bờ trên hệ thống sông Sê San ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường. Hoạt động của các hồ chứa, nạn chặt phá rừng và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang làm cho các dòng sông sạt lở nhiều hơn. Việc nghiên cứu sạt lở, diễn biến lòng sông và ảnh hưởng của nó trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát điều tra thực địa các điểm sạt lở thường xuyên trên lưu vực sông Sê San từ đó đo đạc quan trắc các điểm sạt lở này, đồng thời, các công cụ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý cũng được áp dụng để phân tích nghiên cứu các hiện tượng diễn biến lòng sông. Chuỗi các ảnh vệ tinh Landsat TM, Landsat ETM+, SPOT được sử dụng để phân tích tính toán diễn biến hình thái sông từ năm 1973 đến nay, chuỗi ảnh sẽ được phân tích tìm ra diễn biến hình thái trong quá khứ, so sánh với các điểm hiện trạng sạt lở để tìm ra các đoạn sông diễn biến mạnh. Từ đó nghiên cứu đã xây dựng bản đồ hiện trạng sạt lở và bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở trên lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Lưu vực sông Sê San được hình thành bởi hệ thống sông suối tương đối phát triển với 2 nhánh chính của nó là Đăk Bla và Pô Cô. Mật độ lưới sông trên lưu vực là 0,50 - 0,56 km/km2. Hệ thống sông Sê San bao gồm 2 nhánh lớn là sông Đăk Bla và sông Pô Cô, một nhánh nhỏ đổ về phía hạ lưu là sông Sa Thầy [8].
Sông Sê San có tổng chiều dài 252km, độ dốc bình quân 5,5%0 địa hình dốc dần về phía biên giới. Trên 80% diện tích lưu vực có độ cao trên 600m. Đổ vào dòng chính Sê San có 27 nhánh sông suối lớn nhỏ, nhỏ nhất là suối Đắc Mi có diện tích lưu vực là 20km2 và lớn nhất là lưu vực sông Đăk Bla có diện tích lưu vực là 3507km2. Những nhánh lớn đổ vào dòng chính Sê San phải kể đến là Đăk Psi, Đăk Bla, Pô Cô, Sa Thầy…
Sông Đăk Bla là nhánh trái của sông Sê San có diện tích lưu vực: 3507km2 với chiều dài 144km, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Cơ Rinh cao 2025m. Mật độ lưới sông Đăk Bla là 0,49km/km2 với hệ số uốn khúc 2,03, độ dốc trung bình lòng sông chính là 4%0.
Sông Pô Cô làdòng chính Sê San, từ chỗ nhập lưu với sông Đăk Bla lên phía thượng nguồn dòng chính sông có tên là Pô Cô có diện tích lưu vực là 3230 km2 với chiều dài là 125,6km. Sông bắt nguồn từ vùng núi cao Ngọc Linh có đỉnh cao 2598m.
Từ sau chỗ hợp lưu giữa Sông Pô Cô với sông Đăk Bla đến Yaly, thung lũng sông Sê San thu hẹp, đặc biệt là đoạn từ thác Yaly đến cửa sông lòng dẫn toàn đá cứng có nhiều thác ghềnh mang đặc điểm sông miền núi điển hình, lòng sông có chỗ thu hẹp đột ngột chỉ còn khoảng 15-20m.
Sông Sa Thầy có diện tích lưu vực là 1570km2 với chiều dài là 91km. Sông bắt nguồn từ vùng núi cao Cơ Lui cao 1511m, chảy theo hướng Bắc Nam và đổ vào dòng chính Sê San ở gần biên giới Việt Nam - Căm Pu Chia cách cửa sông Sê San 18km; sông Sa Thầy có hệ số uốn khúc là 1,24, mật độ lưới sông là 0,27km/km2.
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN
3.1. Kết quả điều tra thực địa các điểm sạt lở
3.2. Kết quả phân tích ảnh vệ tinh
3.3. Xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đất
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bull., J. L. (1997), Magnitude and variation in the contribution of bank erosion to the suspended sediment load of the River Severn. UK. Earth Surf. Process. Landforms, Vol 22., 1109-1123.
[2] Công ty Esri, http://www.esri.com, (phần mềm ArcGIS sử dụng trong nghiên cứu)
[3] Đỗ Quang Thiên, Trần Hữu Tuyên. (2005), Các kiểu sạt lở bờ sông Thu Bồn và tác động của nó đến môi trường khu vực. Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 9, trường đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, 11/10/2005.
[4] Exelis Visual Information Solutions, http://www.exelisvis.com, (phần mềm Envi sử dụng trong nghiên cứu)
[5] Trang web của hội khảo sát địa chất Hoa Kỳ, U.S. Geological Survey, http://www.usgs.gov/
[6] Trần Thanh Tùng và nnk. (2004), Báo cáo "Nghiên cứu các giải pháp thoát lũ, phòng tránh sạt lở và bồi lấp cửa sông Vũ Gia -Thu Bồn" , Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ NN & PTNT
[7] Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, (2013), Nghiên cứu Sạt lở bờ sông lưu vực sôngVu Gia-Thu Bồn, Việt Nam, dự án do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ
[8] Nguyễn Thị Thu Nga. (2011), Nghiên cứu thử nghiệm tính toán kinh tế bằng mô hình phân bổ tài nguyên RAM trong quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở trường đại học Thủy Lợi
[9] TTDBKTTVTƯ. (2010), “Báo cáo tổng hợp Vận hành liên hồ chứa các hồ Plêi Krông, Ialy, Sê San 4 trong mùa lũ hàng năm”.
[10] Nguyễn Hoàng Sơn và nnk. (2013), ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu diễn biến lòng dẫn lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giám sát sạt lở. Hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ 7, tr 945-952.
Xem bài báo tại đây: Kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở bờ sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam
Tác giả:
TS. Ngô Anh Quân
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: