Kết quả thí điểm chuyển giao kênh liên xã cho liên hiệp tổ chức dùng nước
07/12/2015 Bài báo này giới thiệu kết quả thí điểm chuyển giao kênh liên xã cho liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý tại các hệ thống thủy lợi thuộc dự án VWRAP ở 3 tỉnh Bắc Giang, Hà Tĩnh và Quảng Nam. Các liên hiệp tổ chức dùng nước được thành lập là mô hình tổ chức hợp tác dùng nước hoạt động theo ranh giới khu tưới, không lệ thuộc vào ranh giới hành chính nhằm phát huy sự tham gia của người dân và tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức dùng nước ở các xã để quản lý tuyến kênh liên xã hiệu quả, bền vững. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống tổ chức quản lý các công trình thuỷ lợi phổ biến ở nước ta hiện nay là các công ty khai thác công trình thuỷ lợi quản lý công trình đầu mối, hệ thống kênh chính và kênh nhánh lớn, trong khi đó hệ thống kênh nội đồng do các tổ chức thuỷ nông cơ sở quản lý. Đặc điểm nổi bật của mô hình này là quản lý hệ thống kênh dựa trên cơ sở ranh giới hành chính nên mô hình tổ chức quản lý như hiện nay hoạt động tương đối tốt ở những hệ thống nằm gọn trong một xã, tuy nhiên mô hình này còn tồn tại nhiều vấn đề đối với những hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho liên xã. Do vậy mà việc thực hiện thí điểm chuyển giao kênh liên xã cho liên hiệp tổ chức dùng nước (TCDN) quản lý là cần thiết, từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm cho việc xây dựng nhân rộng mô hình liên hiệp tổ chức dùng nước để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi. Trung tâm tư vấn PIM được Ngân hàng thế giới (WB) và Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi (CPO) giao thực hiện dự án “Tư vấn hỗ trợ thí điểm chuyển giao quản lý tưới tại các khu mẫu ở 3 tiểu dự án Cầu Sơn - Cấm Sơn, Kẻ Gỗ và Phú Ninh thuộc dự án VWRAP”. Bài báo này trình bày kết quả thí điểm chuyển giao kênh liên xã và thành lập các liên hiệp TCDN quản lý các kênh liên xã tại các hệ thống Cầu Sơn-Cấm Sơn (Bắc Giang), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) và Phú Ninh (Quảng Nam). II. HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ Ở CÁC KÊNH LIÊN XÃ + Hiện trạng công trình + Thực trạng quản lý thủy nông ở các kênh liên xã III. THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHUYỂN GIAO KÊNH LIÊN XÃ + Vai trò, trách nhiệm của UBND huyện + Trách nhiệm của công ty khai thác công trình thủy lợi + Trách nhiệm của UBND các xã trong khu tưới + Trách nhiệm của liên hiệp TCDN IV. KẾT QUẢ THÀNH LẬP CÁC MÔ HÌNH LIÊN HIỆP TỔ CHỨC DÙNG NƯỚC + Nguyên tắc hoạt động + Tư cách pháp lý + Cơ cấu tổ chức + Quản lý tài chính V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Thực hiện thí điểm chuyển giao kênh liên xã cho liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý tại các hệ thống thủy lợi ở 3 tỉnh Bắc Giang, Hà Tĩnh và Quảng Nam là giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi, do các liên hiệp TCDN là mô hình quản lý công trình thủy lợi theo ranh giới khu tưới, không lệ thuộc vào ranh giới hành chính đã phát huy sự tham gia của người dùng nước và tăng cường sự hợp tác giữa các xã ở đầu kênh và cuối kênh. Bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện thí điểm chuyển giao thành công kênh liên xã cho liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý là các bên liên quan đã thảo luận thống nhất về vai trò trách nhiệm của các bên và quy trình, thủ tục chuyển giao kênh liên xã được quy định cụ thể trong đề án thí điểm được UBND các tỉnh phê duyệt. Một yếu tố quan trọng để cho các liên hiệp TCDN hoạt động bền vững là các bên đã thỏa thuận được tỷ lệ chia sẻ nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí của công ty trích cho liên hiệp TCDN quản lý tuyến kênh liên xã. Tuy nhiên, để khẳng định sự phù hợp của các mô hình này, các ban ngành ở địa phương cần quan tâm, theo dõi, đánh giá hiệu quả, tính bền vững của liên hiệp TCDN từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm cho việc xây dựng nhân rộng mô hình liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý các kênh liên xã cho những địa phương có điều kiện phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đề án thí điểm chuyển giao kênh liên xã Y2 cho Liên hiệp TCDN quản lý của Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Bắc Giang, 2012. [2] Đề án thí điểm chuyển giao kênh liên xã N3-3 cho Hiệp hội sử dụng nước quản lý của Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Hà Tĩnh, 2012. [1] Đề án thí điểm chuyển giao kênh liên xã N16 cho Hợp tác xã dùng nước quản lý của Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Quảng Nam, 2012. [4] Báo cáo tổng kết dự án “Tư vấn hỗ trợ thí điểm chuyển giao quản lý tưới tại các khu mẫu ở 3 tiểu dự án Cầu Sơn - Cấm Sơn, Kẻ Gỗ và Phú Ninh thuộc dự án VWRAP’ của Trung tâm PIM, Viện KHTLVN, 2012. Xem chi tiết bài báo: Kết quả thí điểm chuyển giao kênh liên xã cho liên hiệp tổ chức dùng nước Tác giả: PGS.TS. Trần Chí Trung - TT Quản lý Thủy nông có sự tham gia của người dân TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: