TextBody
Huy chương 2

Kết quả tính toán thủy triều, sóng và vận chuyển bùn cát ven bờ từ cửa Lấp đến cửa Lộc An, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bằng mô hình toán

10/09/2014

Là một trong 30 tỉnh ven biển của cả nước, Bà Rịa - Vũng Tàu được đánh giá có tiềm năng rất lớn để phát triển công nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, dải ven bờ từ cửa Lấp đến cửa Lộc An đã và đang bị xói lở nghiêm trọng. Trong những năm qua địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp khắc phục, trong đó ứng dụng công nghệ Stabiplage chống xói ở cửa phía Nam cửa Lộc An (huyện Đất Đỏ) đã cho kết quả khả thi. Ứng dụng các mô hình toán để tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế gây xói lở nhằm tìm hiểu rõ quy luật vận chuyển bùn cát và xói lở ven bờ từ cửa Lộc An đến cửa Lấp là rất cần thiết. Mô hình toán mô phỏng trường động lực ven bờ từ cửa Lộc An đến cửa Lấp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được kiểm chứng qua các số liệu đo đạc về mực nước, sông, dòng chảy với thời gian 7 ngày. Sự thay đổi địa hình được tính toán và so sánh với các số liệu lịch sử. Kết quả của mô hình là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp đảm bảo ổn định bãi biển từ cửa Lộc An đến cửa Lấp lâu dài.

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 300 km đường bờ biển với nhiều bãi biển đẹp và có giá trị cao về mặt du lịch như: Thùy Vân, Bãi Trước, Long Hải, Phước Hải, Lộc An, Hồ Tràm.v.v. Các bãi biển này đang được khai thác phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đường bờ tự nhiên khu vực này bị xói lở - xâm thực mạnh gây nhiều thiệt hại. Địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp khắc phục, trong đó biện pháp ứng dụng công nghệ Stabiplage chống xói ở cửa phía Nam cửa Lộc An (huyện Đất Đỏ) đã cho kết quả rất khả thi [1]. Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu và tính toán sự vận chuyển bùn cát và diễn biến địa hình ven bờ từ cửa Lộc An và cửa Lấp với thời gian dài qua mô hình Mike 21 FM để chỉ rõ quy luật vận chuyển bùn cát và xói lở ven bờ [2, 3] từ cửa Lộc An đến cửa Lấp (Hình 1), làm cơ sở khoa học trong việc đề ra các giải pháp khoa học cần thiết và lâu dài trong việc khai thác dải ven bờ này. Mô hình cửa sông và ven bờ được kiểm chứng qua số liệu đo đạc khảo sát về sóng, dòng chảy, mực nước và các số liệu thu thập qua ảnh viễn thám với độ phân giải 2,5m. Mô hình hoàn toàn có thể sử dụng để nghiên cứu với các kịch bản khác nhau để giúp cho việc hoạch định kế hoạch khai thác lâu dài vùng ven bờ từ cửa Lộc An đến cửa Lấp. Dưới đây là các kết quả nghiên cứu tính toán kiểm chứng và các nghiên cứu tính toán về thủy triều, sóng và vận chuyển bùn cát tại khu vực ven bờ từ cửa Lộc An đến cửa Lấp bằng mô hình Mike 21 FM.


Chi tiết bài báo xem tại đây: Kết quả tính toán thủy triều, sóng và vận chuyển bùn cát ven bờ từ cửa Lấp đến cửa Lộc An, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bằng mô hình toán

Tác giả: PGS.TS. Trương Văn Bốn, ThS. Vũ Văn Ngọc, ThS. Doãn Tiến Hà
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học Sông biển

Tạp chí KH&CN Thủy lợi

Ý kiến góp ý: