Khả năng hoạt động trong không gian của đàn mối kiếm ăn Coptotermes Formosanus Shiraki (1909)
22/08/2013Coptotermes Formosanus Shiraki là loại mối gây hại nguy hiểm và phổ biến đối với công trình kiến trúc ở nước ta. Mức độ gây hại chủ yếu do khả năng lan tỏa của đàn mối kiếm ăn. Do vậy, việc đánh giá đúng mức khả năng hoạt động trong không gian của đàn mối kiếm ăn sẽ giúp phát hiện sớm hiện trạng xâm hại của mối và có biện pháp xử lý kịp thời, hợp lý nhằm giảm thiểu thiệt hại do mối gây ra. Kết quả điều tra cho thấy mức độ ô nhiễm mối và phạm vi hoạt động của đàn mối kiếm ăn không đồng nhất theo kiểu loại nhà, theo tầng cao, theo cấu kiện nội thất.
1. MỞ ĐẦU
Mối Coptotermes formosanus được xem là một trong những loài mối gây hại đặc biệt đối với công trình kiến trúc (nhà cửa, kho tàng, đình, chùa, khu di tích…) và cây trồng ở nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê thiệt hại hàng năm ở Mỹ do mối gây ra là hơn 3 tỷ USD, trong đó có tới 80% thiệt hại là do mối Coptotermes formosanus [7]. Đây là loài có tốc độ mở rộng vùng phân bố nhanh nhất thế giới và có đặc điểm phát triển nhanh, số lượng cá thể nhiều, tốc độ phá hoại nhanh nên gây tổn thất lớn trong một thời gian ngắn [3]. Chính vì vậy, nghiên cứu về phòng trừ và các vấn đề liên quan đến loài mối này được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Để phòng trừ hiệu quả loài mối này, các nghiên cứu về tập tính như kiếm ăn, bay giao hoan, làm tổ… là rất cần thiết. Cabrera (2001) cho rằng loài mối này có thể tạo tổ trên cấu trúc không quá nóng hoặc quá lạnh nhưng phải có độ ẩm cao [2]. Su et al. (1989) đã phát hiện thấy loài mối này gây hại ở tầng thứ 14 (ở độ cao khoảng 42m) của tòa nhà cao tầng [6]. Nan-Yao Su và Rudolf H. Scheffrahn (1988) đã xác định quãng đường và phạm vi kiếm ăn của 7 đàn mối C. formosanus trong vùng đô thị ở Mỹ. Kết quả cho thấy khoảng cách kiếm ăn của một đàn mối xa nhất là 115m và phạm vi hoạt động kiếm ăn từ 162 đến 3.571m2. Tác giả còn cho rằng một đàn mối có thể gây hại vài tòa nhà cao tầng trong phạm vi hoạt động kiếm ăn của chúng [5]. Tuy nhiên, đặc điểm, khoảng cách kiếm ăn cũng như phạm vi hoạt động của chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại thức ăn, nguồn thức ăn, số lượng cá thể trong đàn và điều kiện khí hậu…
Hà Nội nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là nơi có dân cư đông đúc; đa dạng về văn hóa và kiến trúc công trình. Mặt khác, tại Việt Nam, nghiên cứu về tập tính kiếm ăn cũng như phạm vi hoạt động kiếm ăn của loài mối C. formosanus còn ít được đề cập đến. Chính vì vậy, để làm cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp phòng trừ phù hợp cũng như giúp nhận biết và phán đoán khả năng xâm hại của mối vào trong công trình, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu này.
2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm
- Điều tra nghiên cứu đặc điểm kiếm ăn của mối C. formosanus được tiến hành trong khu vực Hà Nội.
- Phân tích thành phần loài được thực hiện tại Phòng mẫu của Viện Phòng trừ mối & Bảo vệ công trình.
- Nghiên cứu xác định phạm vi hoạt động được thực hiện tại khuôn viên 56 – 60 Trần Phú, Hà Nội.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2010
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra xác định vị trí mối kiếm ăn
Khảo sát các công trình có mối gây hại, thu mẫu để xác định tên loài dựa vào tài liệu Động Vật Chí Việt Nam - Mối [1], ghi lại vị trí và đặc điểm gây hại mối C. formosanus trong công trình; thống kê và phân tích số liệu.
Phương pháp xác định phạm vi kiếm ăn
Xác định phạm vi hoạt động của đàn mối kiếm ăn bằng phương pháp đánh dấu – thả ra – bắt lại [4],[5]. Mối thu về được đánh dấu bằng cách nuôi trong hộp nuôi có chứa giấy lọc ẩm Whatman N01 đã nhuộm màu bằng Red Sudan 7B ở nồng độ 1% trong vòng 1 tuần. Mang những cá thể mối có màu rõ ràng thả trở lại tại điểm đã bắt về. Thu lại mối ở tất cả các vị trí nhử và kiểm tra sự phân bố của mối có màu. Mối có ở các vị trí thu được cùng màu được xác định là cùng đàn. Phạm vi phân bố là phần diện tích trong đường bao của các trạm nhử thu được mối có dấu thuộc cùng một đàn.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm gây hại của mối C. formosanus
Tiến hành khảo sát điều tra thu mẫu 136 công trình kiến trúc trong khu vực nội thành Hà Nội bị mối xâm hại và xác định được 74 công trình kiến bị mối C. formosanus gây hại. Mức độ xâm hại của loài này không đồng đều đối với những loại công trình khác nhau (bảng 1).
Bảng1. Mức độ các công trình bị mối C. formosanus gây hại ở Hà Nội
Công trình | Kiểu nhà | Tổng | ||||||||
Chung cư cao tầng | Nhà tầng | Biệt thự | Nhà cấp 4 (Nhà cổ, đình, chùa...) | |||||||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
CT. điều tra | 18 | 13,24 | 68 | 50,00 | 29 | 21,32 | 21 | 15,44 | 136 |
|
CT. có mối C. formosanus | 12 | 66,67 | 33 | 48,53 | 14 | 48,28 | 15 | 71,43 | 74 | 54,41 |
Khi xác định sự xâm hại của mối theo độ cao của các tầng nhà, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.
Bảng 2. Tỷ lệ mối C. formosanus phân bố theo các tầng cao của công trình Vị trí Kiểu nhà Tổng Chung cư cao tầng Nhà tầng Biệt thự Nhà cấp 4 (Nhà cổ, đình, chùa...) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tầng 1 4 33,33 33 100,00 11 78,57 15 100,00 63 85,14 Tầng 2 2 16,67 25 75,76 14 100,00 41 55,41 Tầng 3 1 8,33 15 45,45 10 71,43 26 35,14 Từ tầng 4 trở lên 5 41,67 3 9,09 0 8 10,81 Mặt khác, để tìm hiểu xem môi trường cũng như một số nhân tố ảnh hưởng đến việc kiếm ăn, làm tổ của loài mối này, đã tiến hành thông kê các vị trí và cấu kiện nội thất mối xâm hại trong công trình. Kết quả thu được ở bảng 3. Bảng 3. Tỷ lệ các cấu kiện bị mối C. formosanus gây hại Vị trí bắt gặp Kiểu nhà Tổng Chung cư cao tầng Nhà tầng Biệt thự Nhà cấp 4 (Nhà cổ, đình, chùa...) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tủ, chạn bếp 11 91,67 26 78,79 4 28,57 4 26,67 45 60,81 Gầm cầu thang 7 21,21 12 85,71 19 25,68 Khung nẹp cửa ra vào, cửa sổ 1 8,33 24 72,73 12 85,71 3 20,00 40 54,05 Sàn gỗ, gỗ ốp tường 1 8,33 15 45,45 1 7,14 17 22,97 Chân cột gỗ 12 80,00 12 16,22 Khác (tủ sách, bàn ghế, sàn…) 1 3,03 14 93,33 15 20,27 3.2. Phạm vi hoạt động của đàn mối kiếm ăn Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu xác định phạm vi hoạt động của đàn mối kiếm ăn tại khuôn viên 56-60 Trần Phú, Hà Nội. Khuôn viên gồm 5 nhà dân được đánh theo thứ tự N1, N2, N3, N4 và N5 với tổng diện tích là 14.579,5m2. Trong đó, bốn khu nhà N1, N2, N4 và N5 đang bị mối C. formosanus gây hại nghiêm trọng, chỉ có nhà N3 là không bị nhiễm bởi loài mối này. Qua 4 lần đánh dấu - thả ra – bắt lại mối, mỗi lần thả mối tại một vị trí riêng, kết quả bắt thả và thu lại mối có đánh dấu được thể hiện ở bảng 4. Bảng 4. Kết quả kiểm tra vị trí thu được mối có đánh dấu ở các lần đánh dấu – thả ra – bắt lại tại khuân viên 56 -60 Trần Phú, Hà Nội Stt Vị trí thả mối đánh dấu Vị trí bắt nhử được mối có dấu (x) N1 N2 N4 N5 1 N1 x 2 N2 x x 3 N4 x 4 N5 x x 4. THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm gây hại của mối C. formosanus Tất cả các dạng công trình kiến trúc kể trên đều thấy mối C. formosanus có khả năng xâm hại. Kết quả điều tra cho thấy các công trình kiểu 4 (nhà cấp 4, nhà cổ, đình chùa) bị loài mối này xâm hại chiếm tỷ lệ cao nhất (74,43%). Phần lớn mối làm đường mui kiếm ăn từ dưới đất lên trên công trình, có tới 85,14% công trình phát hiện thấy loài mối này hoạt động ở tầng 1 (xét từng kiểu nhà thì kiểu nhà cấp 4, nhà tầng liền kề đều là 100%; biệt thự sân vườn là 78,57% và nhà chưng cư là 33,33%). Ở tầng 2, tỷ lệ nhiễm mối chiếm 54,41% (xét từng kiểu nhà thì biệt thự sân vườn là 100%; nhà tầng liền kề là 75,76%; chung cư là 16,67). Ở tầng 3, tỷ lệ nhiễm mối giảm đi chỉ còn 35,14% công trình được thấy mối C.formosanus và chỉ có 10,8% công trình được tìm thấy mối ở các tầng cao hơn. Kết quả điều tra cho thấy tủ bếp là đối tượng bị loài mối C. formosanus tấn công ở nhiều công trình nhất (60,81% tổng số công trình điều tra có loài mối này gây hại), trong đó kiểu nhà chung cư và nhà tầng liền bị mối ăn hại với tỷ lệ lớn tương ứng 91,67% và 78,79%, hai kiểu nhà còn lại có tỉ lệ mối hại thấp hơn. Đối tượng bị mối hại nhiều thứ hai là khung, nẹp cửa ra vào và của sổ (có tới 54,05% tổng số công trình điều tra có loài mối này gây hại), trong đó tỷ lệ kiểu nhà bị mối hại lớn lại là nhà tầng liền kề và biệt thự sân vườn với tỷ lệ tương ứng là 72,73% và 85,71%. Đối tượng bị mối hại nhiều thứ 3 là gầm cầu thang (chiếm 25,68% tổng số công trình điều tra có loài mối này gây hại) - đối tượng này bị hại chủ yếu ở kiểu nhà tầng liền kề (21,21%) và biệt thự sân vườn (85,71%). Gỗ ốp tường và sàn gỗ là đối tượng bị hại chủ yếu ở kiểu nhà tầng liền kề (45,45%), biệt thự sân vườn (7,14%) và chung cư (8,33%). Chân cột gỗ là đối tượng bị mối xâm hại thường chỉ ở kiểu nhà cấp 4 (chiếm 93,33% ở kiểu nhà cấp 4, đình, chùa, nhà cổ). Như vậy, có thể thấy tất cả các kiểu công trình đều có nguy cơ bị mối C. formosanus gây hại. Mối C. formosanus thường kiếm ăn ở những nơi ẩm thấp, kín đáo như ở gầm cầu thang, trong tủ bếp, góc tường, chân cột, khung, nẹp cửa sổ và cửa ra vào, cửa nhà tắm, đặc biệt ở những phần gỗ tiếp giáp với nền đất hay gần nguồn nước. 4.2. Phạm vi hoạt động của đàn mối kiếm ăn Sau khi xác định có 3 tổ mối độc lập trong khu vực nghiên cứu, mối được đánh dấu, thả ra ở nhà N1 chỉ thu lại được ở nhà N1. Tương tự, mối thả tại nhà N4 không thu được tại nhà N1, N2, N5. Nhưng mối đánh dấu thả ở nhà N2 lại thu được ở nhà N2 và nhà N5 và ngược lại. Kết quả khảo sát của chúng tôi cũng phù hợp với công bố về loài này ở Mỹ. Mối ở nhà N2 và nhà N5 thuộc cùng một tổ với phạm vi phân bố là 630m2. Nhà N1, nhà N4 là hai tổ riêng biệt và có phạm vi phân bố tương ứng là 2.846m2 và 350m2. Từ kết quả trên có thể thấy rằng một khu vực xây dựng có thể có một vài tổ mối và có nhiều đàn mối kiếm ăn với phạm vi hoạt động từ một đến nhiều công trình khác nhau. Đây là nguyên nhân mối C. formosanus thường xâm nhiễm trở lại sau khi đã sử dụng hóa chất để xử lý trực tiếp và cục bộ cho một bộ phận trong một khu vực phân bố của đàn mối. Do vậy, để đảm bảo công tác phòng trừ mối có hiệu quả, việc khảo sát hiện trạng hoạt động của mối cần mở rộng phạm vi, diệt mối tại nhiều vị trí. Phạm vi khảo sát cho một khu vực xây dựng cần mở rộng và có sự tư vấn của các đơn vị có chuyên môn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Động vật chí Việt Nam, 2007. Mối – Bộ cánh đều – Isoptera. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 303tr. [2]. Cabrera B. J., Su N. Y., Scheffranhn R. H., Oi F. M. and Koehler P. G., 2001. “Formosan subterranean termites” niversity of Florida: Extension (Institue of Food and Agricultural Sciences) ENY – 216, pp. 157-164. [3]. Culliney T. W. and Grace J. K., 2000. Prospests for the biological control of subterranean termites (Isoptera: Rhinotermitidae), with special reference to Coptotermes formosanus, Review article of University of Hawaii, Bulletin of Entomological Research, 90, pp. 9 – 219. [4]. Lai et al., 1983, sudan Red 7B, a dye market for Coptotermes formosanus, Proc. Hawaiian Entomol.Soc.,24 , pp 277 - 282. [5]. Nan-Yao Su and Rudolf H. Scheffrahn, 1988. Foraging population and territory of the Formosan subterranean termite (Isoptera: Rhinotermitidae) in an urban environment, Sociobiology, 14(2), pp. 353-359. [6]. N.-Y. Su, R. H. Scheffahn, and P. M. Ban 1989. Method to monitor initiation of aerial infestations by alates of the Formosan subterranean termite (Isoptera: Rhinotermitidae) in high-rise buildings. J. Econ. Entomol. 82: 1643-1645. [7]. Ruan Carr, 2000. Review of th behavioral ecology of subterranean termite (Isoptera: Rhinotermitidae: Coptotermes sp. and Reticulitermes sp.) with discussion on applications to alternative control methods. Tác giả: TS. Trịnh Văn Hạnh, ThS. Nguyễn Thị My, ThS. Nguyễn Thúy Hiền, ThS. Võ Thu Hiền Tạp chí KH&CN Thủy lợi
bắt gặp
mối kiếm ăn
liền kề
sân vườn
mối kiếm ăn
liền kề
sân vườn
Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình
Ý kiến góp ý: