TextBody
Huy chương 2

Khung hành động quản lý rủi ro trượt lở đất ở miền núi phía Bắc Việt Nam

26/09/2024

Nghiên cứu này tập trung thảo luận về khung hành động quản lý rủi ro trượt lở đất ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng (tương ứng với hoạt động thực tiễn) đã được liệt kê dựa trên quy định trong hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành, các thành tựu nghiên cứu khoa học và thực hành quản lý rủi ro thiên tai. Kết quả kiểm đếm cho thấy, có 78 tác nhân và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý rủi ro trượt lở đất đã được xác lập. Thông qua đo lường từ thực tế, phân tích độ tin cậy thang đo của các biến số và phân tích hồi quy tương quan, nghiên cứu đã xác định được 32 nhân tố là có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng giảm tổn thất, thiệt hại do trượt lở đất gây ra tương ứng với 5 nhóm hành động cụ thể. Đây là những hoạt động quản lý rủi ro trượt lở đất trọng tâm đối với vùng nghiên cứu trong điều kiện nguồn lực bị hạn chế. Bên cạnh đó, từ kết quả nghiên cứu cũng khuyến nghị triển khai một nghiên cứu tương tự trên cơ sở xem xét toàn diện các loại hình thiên tai để có căn cứ lựa chọn những hoạt động quản lý rủi ro thiên tai tổng thể, tốt nhất cho khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, khung hành động quản lý rủi ro trượt lở đất cần được định kỳ rà soát lại, phù hợp với tình hình thay đổi và phát triển của khu vực.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp và vật liệu nghiên cứu

2.2. Phân tích số liệu

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu

3.2. Thảo luận

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

_______________________________________________________________________

Chi tiết bài báo xem tại đây: Khung hành động quản lý rủi ro trượt lở đất ở miền núi phía bắc Việt Nam

Trần Văn Đạt1, *, Phạm Thị Diệp1, Nguyễn Tuấn Anh1
1 Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy
lợi Việt Nam

TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Ý kiến góp ý: