TextBody
Huy chương 2

Kỹ thuật trồng cây chắn sóng bảo vệ đê biển, bờ biển ở vùng bãi thấp, nghèo dinh dưỡng, có sóng lớn

15/07/2023

Kỹ thuật trồng cây chắn sóng bảo vệ đê biển, bờ biển ở vùng bãi thấp, nghèo dinh dưỡng, có sóng lớn - Technical plant as wave-shield to protect sea-dike, sea-coast in the low plains, poor in nutrition, big waves

Xuất xứ

- Cây chắn sóng với đặc thù sinh trưởng trên các bãi triều nên chịu tác động của rất nhiều yếu tố hải văn như chế độ triều, sóng, độ mặn…Tuy nhiên các yếu tố này chưa được xác định trong công tác trồng cây.

- Chế độ triều ảnh hưởng trực tiếp đến hai quá trình sinh học quan trọng của cây ngập mặn là hô hấp và quang hợp. Trong đề tài cấp bộ: nghiên cứu giải pháp trồng cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển Thanh Hóa và Ninh Bình và nghiên cứu các giải pháp trồng cây bảo vệ đê biển, góp phần cải thiện môi trường ven biển ở các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang đã xác định được mức độ ảnh hưởng của chế độ triều đến hai quá trình này. Kết quả này đã được áp dụng trong các dự án trồng cây để xác định được giới hạn trồng cây cũng như tiêu chuẩn kích thước cây đem trồng. Ngoài ra, kết hợp với dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam có tính tới biến đổi khí hậu và kết hợp giao thông đã xác định được cao độ các bãi triều để quy hoạch đai cây chắn sóng cho toàn bộ tuyến đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam.

- Thực tiễn trồng cây ngập mặn cho thấy với sóng lớn hơn 0,4 cây chắn sóng mới đem trồng sẽ bị rung lắc làm đứt các rễ non mới hình thành và có thể gây nghiêng, đổ cây. Trong dự án sản xuất thực nghiệm cấp bộ: hoàn thiện công nghệ ươm giống và trồng cây bần chua ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển, góp phần cải thiện môi trường sinh thái ven biển ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc miền Trung kết hợp với kết quả nghiên cứu lý thuyết của đề tài độc lập cấp nhà nước: nghiên cứu nguyên nhân làm suy giảm rừng ngập mặn và các giải pháp công nghệ trồng cây ngập mặn tại các bãi xói lở ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đã đưa ra giải pháp hàng rào giảm sóng bằng các loại cọc vật liệu địa phương để hoàn thiện công nghệ trồng cây trong điều kiện sóng lớn. Kết quả đo hiệu quả giảm sóng của các loại hàng rào này ngoài thực tế đã chứng minh được hiệu quả của chúng đối với công tác trồng cây ngập mặn.

- Bằng thử nghiệm với nhiều kích thước hố đào cải tạo thể nền đất nhiều cát nghèo dinh dưỡng khác nhau trong đề tài sản xuất thực nghiệm… và các dự án trồng cây chắn sóng bảo vệ đê trên các địa bàn như : Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị…đánh giá tình hình sinh trưởng của các loài cây ngập mặn đã xác định được các kích thước hố đào cải tạo phù hợp với từng loài cây ngập mặn trên các bãi có tỷ lệ các khác nhau.

Ưu điểm

- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật ở khu vực có điều kiện khó khăn như bãi thấp, sóng lớn, nghèo dinh dưỡng cho tỉ lệ sống của cây ngập mặn đạt trên 70% trong khi các công nghệ trồng cây phổ biến hiện nay chỉ cho tỷ lệ sống thấp, thậm chí dưới 10%. Tại các nơi sóng lớn, không sử dụng TBKT này thì sau nhiều năm trồng vẫn không có đai cây chắn sóng. Khi sóng to, sóng đánh tràn qua đê mái bê tông của đê vẫn bị phá hoại. Sau khi áp dụng TBKT này gần 10km đê có dải cây chắn sóng rộng từ 100 – 400m nên từ 2009 – 2013 đê đã được an toàn, sóng không đánh tràn qua đê (Tiền Hải, Thái Bình; Hậu Lộc, Thanh Hóa).

- Góp phần làm tăng nguồn lợi thủy sản, phát triển du lịch sinh thái (nguồn lợi thủy sản tăng 4 lần ở Quảng Trị). Nâng cao sinh kế cho người dân ven biển.

- Góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường ven biển, hạn chế tác động của BĐKH

Lĩnh vực áp dụng

- Áp dụng kỹ thuật xây dựng hàng rào giảm sóng tại những khu vực bãi triều thấp, có sự chênh lệch cao độ để trồng các đai cây ngập mặn ứng với các cao độ khác nhau.

- Thiết kế, xây dựng hàng rào giảm sóng tại những khu vực có sóng lớn hơn 0,4m.

- Áp dụng kỹ thuật cải tạo thể nền tại những nơi thể nền nghèo dinh dưỡng, tỷ lệ cát >80%.

Quy trình công nghệ

- Tiêu chuẩn đạt được: TCVN

- Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác: Tỉ lệ sống của cây ngập mặn > 80%

- Ở khu vực bãi thấp cây ngập mặn đem trồng thường có tỷ lệ sống thấp do hai quá trình sinh học của cây ngập mặn không được đảm bảo là thời gian phơi bãi để cây hô hấp và thời gian để cây quang hợp. Công nghệ đã xác định được các giải pháp kỹ thuật để khắc phục hai yếu tố trên.

- Đối với khu vực có sóng lớn hơn 0,4m thì cây ngập mặn mới đem trồng sẽ bị sóng đánh rung lắc cây làm đứt các rễ non mới chồi và không ổn định bầu cây gây nghiêng, đổ cây. Xây dựng hàng rào tạm giảm sóng bằng vật liệu địa phương thân thiện với môi trường theo nguyên lý giảm sóng của đê ngầm tường mỏng đã khắc phục được tác động bất lợi của sóng lên cây trong thời gian 2 năm đầu sau trồng. Đảm bảo thời gian cho cây trưởng thành và có khả năng chống chịu sóng.

- Bãi ngập mặn nghèo dinh dưỡng có tỷ lệ cát cao là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và phát triển của cây ngập mặn. Tính toán kích thước hố đào cải tạo dựa trên mức độ yêu cầu dinh dưỡng của từng loại cây ngập mặn trong hai năm đầu và tỷ lệ cát của từng bãi sẽ đưa khắc phụ được khó khăn của bãi.

- Ba giải pháp nêu trên được áp dụng trồng cây ngập mặn thành công tại những vùng bãi thấp, sóng lớn và nghèo dinh dưỡng. Đây là các điều kiện khó khăn thường gặp khi trồng cây ngập mặn.

Quá trình nghiên cứu hoàn thiện công nghệ

- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật ở khu vực có điều kiện khó khăn như bãi thấp, sóng lớn, nghèo dinh dưỡng cho tỉ lệ sống của cây ngập mặn đạt trên 70% trong khi các công nghệ trồng cây phổ biến hiện nay chỉ cho tỷ lệ sống thấp, thậm chí dưới 10%. Tại các nơi sóng lớn, không sử dụng TBKT này thì sau nhiều năm trồng vẫn không có đai cây chắn sóng. Khi sóng to, sóng đánh tràn qua đê mái bê tông của đê vẫn bị phá hoại. Sau khi áp dụng TBKT này gần 10km đê có dải cây chắn sóng rộng từ 100 – 400m nên từ 2009 – 2013 đê đã được an toàn, sóng không đánh tràn qua đê (Tiền Hải, Thái Bình; Hậu Lộc, Thanh Hóa).

- Góp phần làm tăng nguồn lợi thủy sản, phát triển du lịch sinh thái (nguồn lợi thủy sản tăng 4 lần ở Quảng Trị). Nâng cao sinh kế cho người dân ven biển.

- Góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường ven biển, hạn chế tác động của BĐKH.

Quy mô & Địa chỉ đã ứng dụng

Đã áp dụng tại các tỉnhThanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Trị  với diện tích trên 100ha bãi triều ven biển.

Ý kiến góp ý: