TextBody
Huy chương 2

Lễ bảo vệ Luận án Tiến sỹ của NCS Nguyễn Đăng Giáp

15/04/2013

Ngày 29/3/2012, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức bảo vệ luận án Tiến sỹ cấp Viện cho NCS. Nguyễn Đăng Giáp - Trung tâm Thiên tại - Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học sông biển đề tài "Nghiên cứu tính toán diễn biến lòng sông dưới tác dụng của công trình chỉnh trị". Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy. Mã số 62 58 40 01

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn, đề tài luận án đã có những đóng góp mới như (1) Phát triển, đề xuất những cải tiến để sử dụng mô hình toán 3D của Hosoda tính toán hố xói cục bộ khu vực mỏ hàn trong điều kiện sông ngòi Việt Nam. (2) Phân tích số liệu thực đo, đề xuất công thức tính khoảng cách giữa các công trình và dự báo khối lượng gây bồi cao nhất đạt được của công trình đảo chiều hoàn lưu. (3) Nghiên cứu trên mô hình vật lý tổng quát, xác lập cơ sở khoa học cho việc đánh giá hiệu quả gây bồi của công trình đảo chiều hoàn lưu. Luận án đã thiết lập được họ đường cong quan hệ giữa Kv~a~φ và Kv~a~R để xác định các tham số bố trí công trình đảo chiều hoàn lưu. (4) Ứng dụng thành công các kết quả nghiên cứu trong công trình thực tế trên sông Vu Gia khu vực Đại Cường. Qua đó, luận án đã hoàn chỉnh quy trình thiết kế, chỉ dẫn bố trí hệ thống công trình chỉnh trị sông bằng kết cấu đảo chiều hoàn lưu ở đoạn sông cong.

Theo kết quả đánh giá của Hội đồng, luận án có những đóng góp quan trọng trong khoa học, đặc biệt là đóng góp quan trọng trong lĩnh vực chỉnh trị sông, có khả năng áp dụng vào thực tiễn cao. Nội dung của luận án được trình bày một cách khoa học, có logic. Kết quả của luận án đã ứng dụng thành công tại 02 khu vực Vu Gia, Đại Cường, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hợp lý, có trích dẫn tài liệu rõ ràng. Ngoài ra NCS đã có 7 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và hội thảo quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Hội đồng yêu cầu bổ sung bộ số liệu kiểm nghiệm mô hình trong điều kiện đưa vào hệ phương trình yếu tố vận chuyển bùn cát lơ lửng và dòng chảy ngập; làm rõ độ tin cậy của mô hình toán 3D của Hosoda trong tính toán độ sâu hố xói đầu mũi mỏ hàn; cần có luận giải để có hướng cải tiến sâu hơn về việc phát triển MOHAN-3D để mô phỏng và tính toán diễn biến lòng sông khu vực mỏ hàn...

Cuối cùng, Hội đồng đã nhất trí 100% số phiếu tán thành và đề nghị NCS bổ sung, sửa chữa theo ý kiến của Hội đồng. Luận án đạt loại khá.

Ý kiến góp ý: