TextBody
Huy chương 2

Mô hình cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm nước tỉnh Sơn La theo công nghệ đập ngầm - hào thu nước

03/07/2019

Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu, ứng dụng băng thu nước ngầm để thu nước trong vùng đất ẩm ướt, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các vùng khan hiếm nước thuộc các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đây là một đề tài do Sở KH&CN Sơn La quản lý, Trung tâm Nước sinh hoạt & VSMT nông thôn Sơn La là đơn vị thực hiện đã được nghiệm thu tháng 12/2016. Xuất phát từ công nghệ nguồn do Viện Thủy công chuyển giao, đề tài đã có những cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Sơn La. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng kết quả đề tài để xây dựng mô hình cấp nước cho 55 hộ dân tại Bản Sói, xã Bó Mười, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Tính đến hết năm 2014 toàn tỉnh đã có 1.456 công trình cấp nước nông thôn, với 83.835 người được cấp NSH hợp vệ sinh (chiếm 80,5% dân số nông thôn), trong đó có 27,5% đạt tiêu chuẩn nước sạch theo QC02/BYT.

Trong số 1.456 công trình cấp nước có 1..394 công trình tự chảy, 59 công trình bơm dẫn, còn lại là hỗn hợp bơm và tự chảy. Đa số đều sử dụng các nguồn nước mặt (mó, suối, hồ,…), chỉ có 9 công trình sử dụng nước ngầm bằng giếng khoan.

Với công trình lấy nước từ mó nước, nguồn nước thường được tạo ra bằng cách xây bao mó hoặc làm hào thấm ngang. Với công trình lấy nước trên suối hình thức phổ biến là đập dâng thu nước qua họng thu hoặc hào thấm trên mặt đập. Một số công trình lấy nước từ chân thác. Rất ít công trình lấy nước trực tiếp từ hồ chứa. Giếng khoan lấy nước từ các hang động ngầm hoặc tầng đá nứt nẻ ở độ sâu từ 30m đến 90m…

Nguyên nhân công trình hoạt động kém hiệu quả: 35% công trình hư hỏng do đầu mối thu nước bị cát sỏi bồi lấp, cửa lấy nước bị thu hẹp làm giảm lượng nước dẫn về bể. Một số công trình bị lũ cuốn trôi; Một số công trình do nguồn nước mặt (mó, huổi) bị cạn kiệt; Chất lượng nước không đảm bảo. Đặc biệt về mùa lũ nước đục, việc lọc nước rất tốn kém; Năng lực quản lý vận hành không phù hợp.

2. XUẤT XỨ DỰ ÁN ỨNG DỤNG SÁNG CHẾ “ĐẬP NGẦM- HÀO THU NƯỚC” VÀO THỰC TIỄN TỈNH SƠN LA

3. NHỮNG CẢI TIẾN VỀ CÔNG NGHỆ TRONG DỰ ÁN

3.1  Điều kiện áp dụng

3.2  Phương pháp khảo sát

3.3  Kết cấu thu nước

4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH THỰC TẾ

5. KẾT LUẬN

Xem bài báo tại đây: Mô hình cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm nước tỉnh Sơn La theo công nghệ đập ngầm - hào thu nước

Tác giả:

KS. Trần Văn Hải - Trung tâm Nước sinh hoạt & VSMT tỉnh Sơn La 
GS.TS Nguyễn Quốc Dũng - Viện Thủy công

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: