Mô hình cộng đồng quản lý khai thác và phòng tránh rủi ro thiên tai hồ chứa nhỏ tại khu vực miền Trung
11/10/2016 Hiện nay, nhiều công trình hồ chứa nhỏ đang có nguy cơ mất an toàn, đe dọa đến đời sống cũng như sinh kế của người dân, đặc biệt là tại khu vực Trung Bộ, nơi tập trung nhiều công trình và là địa bàn thường xuyên xảy ra tình trạng thiên tai, lũ bão. Bài báo này sẽ tập trung vào phân tích thực trạng, khó khăn và tồn tại của các mô hình cộng đồng quản lý hồ chứa, từ đó đề xuất giải pháp về tổ chức quản lý hồ chứa phù hợp với các địa phương. Đây là một trong các kết quả của nhiệm vụ “Xây dựng mô hình cộng đồng chủ động phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu” do Trung tâm Tư vấn PIM thực hiện. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu vực Trung Bộ gồm 14 tỉnh, thành có tổng diện tích tự nhiên là 90.790 km2, chiếm 28% diện tích tự nhiên cả nước. Kết quả điều tra cho thấy, số hồ chứa trên địa bàn các tỉnh là 2.366 hồ (chiếm 35,6% của cả nước). Trong đó hồ chứa có dung tích ≥ 3 triệu m3 là 134 hồ, dung tích từ 1÷3 triệu m3 là 213 hồ và dung tích nhỏ hơn 1 triệu m3 là 2.019 hồ chứa (85% tổng số hồ chứa), phân bố giảm dần từ Bắc vào Nam. Các tỉnh có nhiều hồ chứa là Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Tĩnh... Tỉnh có nhiều hồ chứa nhất là Nghệ An với 638 hồ, tỉnh có ít hồ chứa nhất là Ninh Thuận với 16 hồ (xem hình 1). Kết quả khảo sát chi tiết tại 5 tỉnh đại diện thuộc khu vực Trung Bộ, bao gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Định và Ninh Thuận cho thấy: hiện nay, hầu hết các tỉnh đã thực hiện chính sách phân cấp quản lý công trình thủy lợi (bao gồm cả hồ đập). Trong đó, các hồ đập có qui mô vừa và lớn, kỹ thuật vận hành phức tạp hoặc liên huyện, liên xã, phổ biến là các hồ chứa có qui mô dung tích trên 1 triệu m3 hoặc chiều cao đập lớn hơn 12m được giao cho công ty quản lý khai thác công trình (IMC); các công trình hồ chứa có qui mô công trình nhỏ, độc lập hoặc diện tích tưới ít, phạm vi phục vụ trong thôn hoặc xã được giao cho các địa phương (cấp xã/hợp tác xã hoặc các đơn vị làm dịch vụ về nước) thực hiện quản lý. Tuy nhiên, cá biệt có một số công trình hồ chứa có qui mô vừa được giao cho địa phương quản lý như tại Bình Định (7 hồ có dung tích > 3 triệu m3) hoặc toàn bộ công trình hồ chứa giao cho IMC quản lý bao gồm cả hồ chứa có qui mô lớn và nhỏ như tại Ninh Thuận (16/16 hồ chứa do công ty quản lý). Tỷ lệ trung bình số hồ chứa do cộng đồng quản lý hiện nay (trừ Ninh Thuận) là khoảng 90% (xem Bảng 1). Sự đa dạng trong các mô hình tổ chức quản lý hồ chứa ở một khía cạnh nào đó thể hiện ở quy mô hồ chứa cũng như về văn hóa, tập quán sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương… nhưng ở khía cạnh khác nó lại thể hiện sự lúng túng trong việc xác định mô hình quản lý phù hợp, hiệu quả, nhất là đối với các hồ chứa nhỏ. Điều đó thể hiện ở hàng loạt sự cố xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước gây thiệt hại đáng kể đến tài sản, tính mạng của người dân. Chỉ tính riêng từ năm 2007 đến 2012, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 18 sự cố nghiêm trọng gây vỡ đập hoặc đe dọa vỡ đập [2]; riêng năm 2013 có 5 đập thủy lợi bị vỡ và hàng loạt các sự cố nghiêm trọng khác. Đáng lưu ý là các đập bị vỡ hoặc gặp sự cố lớn hầu hết là đập có qui mô nhỏ, tập trung chủ yếu vào khu vực miền Trung và do các địa phương thực hiện quản lý khai thác và bảo vệ. Bài viết phân tích, đánh giá các khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý an toàn hồ chứa và đề xuất giải pháp về mô hình để tổ chức cộng đồng chủ động hơn trong công tác phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an toàn hồ chứa. II. HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA Ở KHU VỰC TRUNG BỘ 2.1. Đặc điểm các mô hình quản lý khai thác và đảm bảo an toàn hồ chứa 2.2. Các khó khăn, tồn tại trong tổ chức quản lý khai thác công trình và đảm bảo an toàn hồ chứa 2.3. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý phù hợp III. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo số 188/TCTL-QLCT ngày 16 tháng 11 năm 2012 về việc kiểm tra, rà soát nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự cố vỡ đập trong những năm gần đây. [2]. Cầm Thị Lan Hương, 2012. “Tổng kết sự cố vỡ đập thủy lợi ở Việt Nam trong những năm gần đây, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm”, Tạp chí khoa học công nghệ thủy lợi số 13 trang 67-68; [3]. Trung tâm Tư vấn PIM, 2013. “Báo cáo đánh giá mô hình cộng đồng quản lý hồ chứa phòng tránh giảm nhẹ tác hại thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu”, (2013). [4]. Pháp lệnh quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (2001); [5]. Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT “hướng dẫn thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi”(2009); [6]. Nghị định 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ “qui định chi tiết một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi”, (2003); [7]. Nghị định số 72/2007/NĐ-CP của Chính phủ “quản lý an toàn đập”, (2007); [8]. Thông tư số 45/2009/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT “Hướng dẫn lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi”(2009); [9]. Thông tư 33/2008/TT-BNN của Bộ NN&PTNT về “Hướng dẫn thực hiện một số điều thuộc Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập”, (2008); [10]. Thông tư 40/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT “qui định năng lực các tổ chức tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi”, (2011). Xem bài báo tại đây: Mô hình cộng đồng quản lý khai thác và phòng tránh rủi ro thiên tai hồ chứa nhỏ tại khu vực miền Trung Tác giả: ThS. Nguyễn Văn Kiên, ThS. Nguyễn Xuân Thịnh, PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Trung tâm Tư vấn PIM
ThS. Nguyễn Văn Lợi - Tổng cục Thủy lợi
Ý kiến góp ý: