Mô hình công nghệ xử lý nước thải cho nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung vùng triều tại Hà Tĩnh
19/08/2021Diện tích nuôi tôm Thẻ chân trắng đã tăng lên rất nhanh trong khoảng thời gian từ năm 2011 - 2015. Những năm gần đây, diện tích nuôi bị bỏ hoang ngày càng nhiều do nuôi không hiệu quả; môi trường ô nhiễm, dịch bệnh lây lan diện rộng, diện tích nuôi đã giảm xuống nhanh chóng như vùng nuôi tôm tập trung bị bỏ hoang hóa chủ yếu ở ven các cửa sông lớn. Bên cạnh lợi ích kinh tế xã hội trước mắt, việc nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và siêu thâm canh vùng triều thay nước không tuần hoàn, vẫn còn tiềm ẩn một số vấn đề môi trường, để lại cũng rất lớn gây nên dịnh bệnh sảy ra thường xuyên, phát triển ngành tôm không bền vững. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đó là chất thải khi nuôi khi thải ra môi trường không được xử lý. Trong phạm vi bài báo nhóm tác giả đã nghiên cứu mô hình công nghệ xử lý nước thải cho khu nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tập trung vùng triều tại Trang Trại ông Lê văn Loan, xã Thạch Đỉnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh theo mô hình 2ao: ao xử lý 1 - ao xử lý 2 - Môi trường. Kết quả cho thấy nước thải sau khi xử lý đều đạt tiêu chuẩn Việt nam khi xả ra môi trường. Qua đó tác giả kiến nghị áp dụng công nghệ xử lý nước thải này để áp dụng cho các khu nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và siêu thâm canh vùng triều tại các tỉnh ven biển trung bộ góp phần giảm ô nhiễm môi trường, giảm dịnh bệnh nâng cao hiệu quả nuôi và phát triển bền vững ngành nuôi tôm vùng triều.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thu thập số liệu
2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
2.3 Phương pháp theo dõi mô hình xử lý nước thải thực tế
Cơ sở thiết kế mô hình
Quy trình lấy mẫu nước theo dõi mô hình
Quy trình giám sát môi trường
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tài liệu hội nghị Khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành Thủy sản- Tổng cục thủy sản - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 23 tháng 5 năm 2015.
[2] Tài liệu hội nghị phát triển bền vững nghề nuôi tôm vùng triều tại - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Hà Tĩnh tháng 5 năm 2017.
[3] Pauul J Palmer - 1990 -2008: Nghiên cứu nước thải nuôi tôm bằng bãi lọc cát kết hợp nuôi giun tơ và xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học kết hợp lắng lọc.
[4] Đề tài cấp nhà nước:” Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp để xử lý môi trường nước nhằm sử dụng bền vững tài nguyên cho các vùng nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ và vùng nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long”
[5] KS Hồ Văn Phước - 2010: Thử nghiệm mô hình xử lý nước thải ao nuôi tôm tại vùng nuôi huyên Đông Hòa, Sông Cầu tỉnh Phú Yên.
[6] ThS Dương văn Ni và nhóm cộng sự 2012: Ứng dụng sò huyết và tảo để xử lý nước thải ao nuôi tôm.
[7] Nguyễn Chính và CTV 2005: Nghiên cứu vai trò của Vẹm vỏ xanh và nhiều loại động vật thân mềm hai mảnh vỏ để xử lý chất thải nuôi tôm.
[8] Tác giả “Phan Thi Ngoc Diep. 2007. Some Environmental Problems Rising from Shrimp Culture on Sandy Coasts in Ninh Phuoc, Ninh Thuan Province. Journal of Marine Science and Technology, T7 (2007) number 3, 86-94.
Chi tiết bài báo xem tại đây: Mô hình công nghệ xử lý nước thải cho nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung vùng triều tại Hà Tĩnh
Hà Văn Thái, Phí Thị Hằng, Nguyễn Thị Xuân Thủy
Viện nước, Tưới tiêu và Môi trường
Phan Thị Bích Diệp
Viện Kinh tế Thủy sản
Hoàng Thu Thủy
Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi - CPO
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: