TextBody
Huy chương 2

Mô hình hóa biến động đường bờ và xâm thực bãi biển đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận

04/04/2018

Dọc lãnh hải miền Trung nước ta có rất nhiều đảo lớn nhỏ, các đảo này đóng vai trò  hết sức quan trọng về chính trị, an ninh quốc phòng, chủ  quyền đất nước. Trong những năm gần đây, do áp lực dân số gia tăng, với các tác động ngày càng rõ rệt hơn của biến đổi khí hậu, thì các đảo này thường xuyên bị xói lở. Bài báo này trình bày kết quả tính toán các biến động đường bờ, xâm thực bãi biển khu vực đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận bằng mô mình LITPROF (thuộc bộ mô hình LITPACK) kết hợp với mô hình lan truyền sóng MIKE 21SW. Các kết quả nghiên cứu diễn biến đường bờ và xâm thực bãi biển sẽ phục vụ trực tiếp cho công tác quy hoạch, quản lý, khai thác và phát triển bền vững đảo Phú Quý trong tương lai.

1. MỞ ĐẦU

Với chiều dài gần 2000 km bờ biển, chiếm hơn 2/3 tổng chiều dài bờ biển Việt nam, biển miền Trung và các đảo ven bờ đã và đang có sự đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của quốc gia nói chung và của miền Trung nói riêng. Vị trí của các đảo ven bờ trong khu vực này và dân cư đang sinh sống trên trên đảo đóng một vai trò cực kỳ quan trọng về chính trị, an ninh quốc phòng, chủ  quyền đất nước.

Trước các tác động ngày càng rõ rệt của nước biển dâng, các đảo ở khu vực miền Trung đã và đang phải gánh chịu nhiều áp lực của thiên tai, bên cạnh các áp lực về dân số, áp lực do phát triển kinh tế xã hội. Việc giữ ổn định các đảo miền Trung đồng nghĩa với việc có các biện pháp chủ động phòng tránh, giảm nhẹ các tác động của thiên tai. Để giữ ổn định các đảo còn cần phải có các nghiên cứu, dự báo về các tác động do yếu tố thủy động lực và bùn cát gây ra nhằm đưa ra được các phương án bảo vệ phù hợp, hiệu quả cho các khu vực đảo này.

Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu mô hình toán phục vụ phân tích và đánh giá xu thế biến động đường bờ và xâm thực bãi biển trong tương lai khi xét đến các tác động của nước biển dâng Các kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần xây dựng các luận cứ khoa học quan trọng phục vụ nhiệm vụ tôn tạo, bảo vệ, khai thác và phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng bền vững các đảo trong tương lai.

2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3. MÔ HÌNH HÓA CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG LỰC ĐẢO PHÚ QUÝ

3.1. Phạm vi nghiên cứu, miền tính và lưới tính

3.2. Số liệu sử dụng tính toán

3.3 Kịch bản tính toán

3.4 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy động lực khu vực đảo Phú Quý

4. TÍNH TOÁN BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ KHU VỰC ĐẢO PHÚ QUÝ

5. TÍNH TOÁN XÂM THỰC BÃI BIỂN ĐẢO PHÚ QUÝ

6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]        Tuyển K.X., Tùng T.T., Dũng L.Đ., 2015, Báo cáo chuyên đề “Tính toán dự báo tình hình xâm thực của biển và sạt lở bờ đảo Phú Quý”, Đề tài KHCN cấp Nhà nước “Nghiên cứu đánh giá biến động cực trị  các yếu tố KTTV biển, tác động của chúng tới môi trường, phát triển KTXH và đề xuất giải pháp phòng tránh cho các đảo đông dân cư thuộc vùng biển miền Trung (chủ yếu là đảo Lý Sơn, đảo Phú Quý)”. KC.09.15/11-15. Bộ KHCN. 2015.

[2]        DHI Softwave. 2007. Mike 21 Flow Model FM,Hydrodynamic Module. DHI

[3]        DHI Softwave. 2007. Mike LITPACK- LITPROF. User Manual. DHI

[4]        Fugro Oceanor. 2006. Calibrated wave parameters off Cap Mia in Vietnam.

[5]        Tùng T.T., Dũng L.Đ., 2012, Nghiên cứu xác định năng lượng sóng ven bờ cho dải ven biển miền Trung Việt Nam. Tạp chí KHKT Thuỷ lợi và Môi trường, số 39 , tháng 12/2012, pp46-53

[6]        Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam.      Hà Nội.

[7]        Phòng nghiệp vụ kinh tế hạ tầng nông thôn huyện Phú Quý, 2014. Báo cáo hiện trạng xâm thực, xói lở bờ đảo Phú Quý.


Xem bài báo tại đây: Mô hình hóa biến động đường bờ và xâm thực bãi biển đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận

Tác giả:

TS. Kiều Xuân Tuyển
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Trung và Tây Nguyên
PGS.TS. Trần Thanh Tùng
Viện Kỹ thuật Biển, Đại học Thủy lợi
ThS. Lê Đức Dũng
Viện Nghiên cứu biển và Hải đảo

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: