TextBody
Huy chương 2

Mô hình thí điểm nâng cấp hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ nông thôn mới xã Nhân Bình - huyện Lý Nhân - Tỉnh Hà Nam

28/12/2015

Quy hoạch, thiết kế hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng và đồng ruộng có tác động rất lớn đến điều tiết nước mặt ruộng, hiệu quả sử dụng nước và ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất. Tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và trình độ sản xuất của các khu vực khác nhau, hệ thống hạ tầng cần có những nghiên cứu, tính toán cụ thể. Bài báo tóm tắt kêt quả nội dung nghiên cứu thuộc đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi phục vụ phát triển nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Hồng”, trong đó đề cập đến những tồn tại và đề xuất các giải pháp quy hoạch, thiết kế hệ thống hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, quy mô đồng ruộng cho khu vực điển hình thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, góp phần xây dựng nông thôn mới.

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Xã Nhân Bình là một trong 23 đơn vị hành chính thuộc huyện Lý Nhân với tổng số dân tính đến năm 2011 là 6327 người, bao gồm 1.777 hộ, trung bình 3,6 người/hộ. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 654,3 ha. Đất sản xuất nông nghiệp là 418ha, chiếm 64%, trong đó đất hai vụ lúa là 58ha, đất hai vụ lúa + vụ đông là 236ha, đất chuyên màu là 23ha, đất đa canh + chăn nuôi tập trung là 101ha [1].

Trong những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của xã Nhân Bình đã có sự thay đổi đáng kể. Xã chú trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề kinh doanh, dịch vụ, đưa các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả vào sản xuất, đặc biệt là cây trồng hàng hoá. Trong cơ cấu kinh tế năm 2011 của xã, nông nghiệp chiếm 54,7%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 23,5%, dịch vụ là 21,8% [2].

Xã Nhân Bình là một trong năm xã điểm của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015 trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Đối với 19 tiêu chí và 39 chỉ tiêu trong bộ chỉ tiêu quốc gia về Nông thôn mới thì Nhân Bình đã đạt được 20 chỉ tiêu. Hiện nay, xã đã hoàn thành quy hoạch nông thôn và đang triển khai thực hiện các công trình phúc lợi như trường mầm non, trạm y tế, nhà văn hóa. Đối với các công trình phúc lợi, xã đang tập trung vào các hạng mục như hệ thống cấp nước sạch, đường làng, ngõ xóm, đường trục chính ngoài đồng [1]. Công tác quy hoạch đồng ruộng cũng được tiến hành đồng thời với việc quy hoạch và xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn trong xác định quy mô, kích thước các công trình nhằm đảm bảo chủ động tưới tiêu và ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá có năng suất, chất lượng và hiệu quả, giảm giá thành và nâng cao trình độ sản xuất.

II. HIỆN TRẠNG KHU MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM

Vùng nghiên cứu thuộc khu đồng Gạo Trên có diện tích 21,7ha (hình 1). Cơ cấu mùa vụ bao gồm 2 vụ lúa và 100% diện tích trồng cây vụ đông. Đây là khu trồng lúa hàng hóa và trồng các loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao như dưa chuột, bí xanh.

Hiện trạng đồng ruộng: Khu mô hình thí điểm có đồng ruộng tương đối bằng phẳng với cao độ dao động từ 0,7-0,8m. Các ô ruộng có chiều dài trung bình khoảng 50m và chiều rộng trong khoảng 5-20m.

Hiện trạng hệ thống thủy lợi: Khu mô hình thí điểm được cấp nước từ kênh C9 (thuộc hệ thống trạm bơm Như Trác) qua C9-10a vào hệ thống nội đồng. Tuy nhiên, kênh C9-10a có nhiều đoạn bị lấp do thi công tuyến đường dọc theo sông Long Xuyên nên lấy nước chủ yếu từ kênh C9-10. Hệ thống các kênh đều là kênh đất. Kênh nội đồng làm nhiệm vụ tưới, tiêu kết hợp, có bề rộng khoảng 1,0-2,0m, khoảng cách giữa hai kênh nội đồng trung bình 100m, bờ bị sạt lở nhiều. Hệ thống công trình trên kênh như cống lấy nước đầu kênh, cống điều tiết đều chưa có, hiện chỉ có các cống qua đường.

Hiện trạng giao thông nội đồng: Hiện nay tuyến đường dọc theo bờ tả sông Long Xuyên và bờ hữu kênh tưới C9 đang được xây dựng và bê tông hóa với bề mặt  B=5.0m. Đường nội đồng đều là đắp đất, chiều rộng trong khoảng 1,8-2,5m. Khoảng cách trung bình giữa hai đường nội đồng liên tiếp khoảng 100m. Do chủ yếu được đắp thủ công nên kém ổn định, thường bị lún và sạt lở.

Hiện trạng quản lý thủy nông: Xã Nhân Bình đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) và ký hợp đồng tưới với Công ty khai thác công trình thủy lợi Nam Hà Nam. Dẫn nước và phân phối nước nội đồng do thủy nông viên ở các đội sản xuất đảm nhiệm. Trường hợp kênh C9 ít nước, nước tưới được lấy từ sông Long Xuyên qua trạm bơm Cống Nha. Các hộ dân tự bơm, tát vào ruộng. Hàng vụ, HTXNN phải huy động hàng trăm công nạo vét kênh mương và đắp đường.

Như vậy, hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng ở xã Nhân Bình chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện tại. Hàng vụ, xã viên phải tốn nhiều công sức để duy tu bảo dưỡng cũng như lấy nước vào ruộng. Tưới tiêu kết hợp đã bộc lộ nhiều hạn chế trong kiểm soát nước khi gieo sạ lúa hoặc cấp nước cho cây trồng cạn. Để xây dựng một nền sản xuất hàng hóa, ứng dụng được máy móc trong sản xuất nông nghiệp, chủ động tưới tiêu cần phải quy hoạch lại đồng ruộng cũng như hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng.

III. THIẾT KẾ KHU MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM

3.1. Các tiêu chí thiết kế

3.2. Thiết kế các phương án

a. Bố trí tổng thể và giải pháp kỹ thuật chung

Yêu cầu về tưới tiêu khoa học:

Yêu cầu chăm sóc thu hoạch, cơ giới hoá và quản lý ruộng đất:

b. Các phương án quy hoạch, thiết kế

Phương án 1 (PA1): Kênh tưới và kênh tiêu bố trí hai bên đường giao thông

Phương án 2 (PA2): Kênh tưới kết hợp hai bên đường giao thông (đường phục vụ cơ giới hóa), kênh tiêu bố trí hai bên đường giao thông (đường phục vụ quản lý vận hành)

Phương án 3 (PA3): Kênh tưới bố trí hai bên đường giao thông (đường phục vụ cơ giới hoá), hai khu ruộng bố trí chung một kênh tiêu, bờ kênh không kết hợp đường giao thông

IV. KẾT LUẬN

Quy hoạch hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng cần được tiến hành song song với quy hoạch đồng ruộng và quy hoạch sản xuất. Hệ thống tưới tiêu cần bố trí riêng biệt để chủ động cấp thoát, nước. Mỗi ô ruộng có hệ thống cấp thoát riêng sẽ đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu của nhiều loại cây trồng khác nhau. Bề rộng mặt đường và các vị trí tránh xe, vị trí đưa máy xuống đồng thiết kế hợp lý sẽ góp phần phát huy cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Xây dựng hệ thống thủy lợi đáp ứng tưới tiêu chủ động, hệ thống đường giao thông đảm bảo phục vụ cơ giới hóa thông thường yêu cầu quỹ đất lớn hơn hiện trạng. Do vậy, khi tiến hành quy hoạch đồng thời các nội dung nêu trên sẽ tránh được tình trạng thiếu quỹ đất cần thiết dành cho xây dựng thủy lợi và giao thông nội đồng.

Các công trình thủy lợi và giao thông nội đồng tuy có kích thước nhỏ nhưng thường có tổng chiều dài lớn dẫn đến khối lượng xây dựng lớn, vì vậy yêu cầu kinh phí thường lớn. Do đó, để xây dựng được hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng đáp ứng được yêu cầu sản xuất và cơ giới hóa đồng ruộng, nâng cao năng suất cây trồng cần có sự tham gia không chỉ của chính quyền các cấp mà còn cần có sự tham gia của cả cộng đồng.

Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng khu đồng Gạo Trên được xây dựng sẽ chủ động trong tưới tiêu, đáp ứng được yêu cầu sản xuất nhất là đối với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, hình thành vùng chuyên canh và đáp ứng được yêu cầu cơ giới hóa trong sản xuất. Các yếu tố trên là cơ sở để nâng cao trình độ sản xuất của người dân đồng thời góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới của xã Nhân Bình nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Quy hoạch nông thôn mới xã Nhân Bình, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

[2]. Báo cáo tổng kết Kinh tế xã hội xã Nhân Bình năm 2011


Xem chi tiết bài báo: Mô hình thí điểm nâng cấp hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ nông thôn mới xã Nhân Bình - huyện Lý Nhân - Tỉnh Hà Nam

Tác giả: ThS. Đào Kim Lưu - Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI 

Ý kiến góp ý: