Mô hình vật lý đánh giá hiệu quả của một số dạng kết cấu đê giảm sóng
13/05/2024Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt với ba mặt tiếp giáp biển, chiều dài bờ biển trên 254km với hơn 52.000 ha rừng ngập mặn. Tuy nhiên những năm gần đây, ở khu vực biển Tây tình trạng sạt lở đang diễn ra rất nghiêm trọng làm mất rừng ngập mặn, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội của người dân trong tỉnh. Đã có rất nhiều giải pháp được đưa vào áp dụng nhằm hạn chế tình trạng xói lở, mất rừng, tuy nhiên chưa có lý luận thiết kế rõ ràng, đặc biệt là về thiết kế chức năng yêu cầu cho công trình. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu mô phỏng quá trình truyền sóng qua 3 dạng công trình bảo vệ bờ (đê kết cấu hộp lỗ rỗng, đê cọc bê tông ly tâm đá đổ, đê kết cấu khối xếp CT3N-WIP1) bằng mô hình vật lý trên máng sóng với mục tiêu định hướng lựa chọn dạng công trình giảm sóng, gây bồi hỗ trợ trồng rừng thích hợp với khu vực biển Tây Cà Mau. Xem xét với mục tiêu tổng hợp là công trình có thể hỗ trợ trồng và khôi phục rừng ngập mặn phản ánh qua các khía cạnh về hiệu quả giảm sóng, sóng phản xạ và khả năng trao đổi bùn cát có thể đi đến kết luận rằng kết cấu đê giảm sóng với loại cấu kiện CT3N-WIP1 (PA3) là phương án phù hợp nhất trong các phương án so sánh ở đây với các ưu điểm về sóng phản xạ và khả năng trao đổi bùn cát.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế mô hình
2.2. Bố trí thí nghiệm
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tuan, Thieu. (2021). Công trình giảm sóng, gây bồi hỗ trợ trồng rừng ở vùng ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long: nguyên lý chung và lựa chọn dạng kết cấu. 10.13140/RG.2.2.25245.84961.
[2] Sheremet, A., R. T. Guza, S. Elgar, and T. H. C. Herbers, 2002. Observations of nearshore infragravity waves: Seaward and shoreward propagating components. Journal of Geophysical Research, 107(C8), 3095.
_______________________________________________________________________
Chi tiết bài báo xem tại đây: Mô hình vật lý đánh giá hiệu quả của một số dạng kết cấu đê giảm sóng
Mai Trọng Luân
Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình
Thiều Quang Tuấn
Trường Đại học Thủy lợi
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: